Tin tức

Làm việc trực tuyến – xu hướng mùa dịch

Thứ tư, 03/03/2021 - 20:52

Năm 2020 dich Covid-19 đã khiến nhiều mô hình kinh doanh bị biến động mạnh mẽ. Trong đó khuynh hướng làm việc tại nhà, làm việc trực tuyến đã trở thành trạng thái “bình thường mới” được nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhanh chóng thích ứng đem lại những hiệu quả tích cực.

Với hơn 75% thị phần đến từ đối tác Nhật Bản, chính vì vậy khi dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng làm việc trực tuyến đã được Công ty này áp dụng triệt để.
 
Chị Phạm Thị Minh Trang – Phiên dịch, Công ty Cổ phần Công nghệ GVN cho hay : với các đối tác Nhật họ vẫn có thói quen phải báo cáo tiến độ công việc liên tục chính vì vậy chúng tôi vẫn duy trì hình thức làm việc trực tuyến để đảm bảo tiến độ công việc với đối tác
 
Chỉ riêng trong 1 buổi sáng, tại tổ chức này đã diễn ra đồng thời 4 phiên họp trực tuyến với 4 đối tác khác nhau. Điều này thực sự đã đem lại hiệu quả vô cùng tích cực khi mọi nhân sự không phải di chuyển, tiến độ công việc được đẩy nhanh hơn.
 
Chị Bùi Bích Hà – Cán bộ Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam nói : với phương án làm việc online với chúng tôi là vô cùng tiện vì không phải di chuyển chúng tôi vẫn thực hiện đồng thời nhiều việc, nhiều dự án cùng lúc với các đối tác khác nhau….

Theo các chuyên gia, số lượng các doanh nghiệp đặt hàng dịch vụ trên nền tảng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực giáo dục, y tế, giao hàng, thương mại điện tử…  đã tăng lên nhanh chóng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021.
 
Chị Phan Phương Chi - Kỹ sư, Công ty Cổ phần Công nghệ GVN cho biết : các đối tác đang yêu cầu chúng tôi thiết kế các phần mềm liên quan đến khám chữa bệnh từ xa, họp trực tuyến…tất cả đều liên quan đến mùa dịch
 
Ông Đỗ Tiến Hưng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ GVN nói : Làm việc online đã được các doanh nghiệp chủ động thích ứng tốt hơn sau 3 lần dịch và đem lại nhiều lợi ích cho các bên rất nhiều về chi phí ….
 
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, xu hướng làm việc từ xa đã được áp dụng rộng rãi trong bối cảnh giãn cách xã hội. Giải pháp này còn giúp giảm khí thải gây ô nhiễm, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, để thúc đẩy việc chuyển đổi số còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố hạ tầng công nghệ và sự chủ động sẵn sàng của mỗi doanh nghiệp.
 
Bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search nói : trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2020, nhân lực ngành công nghệ chưa bao giờ hết hót đặc biệt là gắn liền với việc chuyển đổi số và làm việc tại nhà của mỗi doanh nghiệp….
 
Dự báo mới nhất, năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người. Điều này cho thấy sức nóng của ngành CNTT và chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời gian tới.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa