Tin tức

Băn khoăn giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông

Thứ ba, 08/10/2019 - 11:00

Chỉ các em không đỗ tốt nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc cấp hết cho toàn bộ học sinh sau khi kết thúc lớp 12.

 Đây là 2 phương án trong dự thảo đổi mới kỳ thi THPT quốc gia sau năm 2020 đang nhận được nhiều quan tâm của chuyên gia và xã hội. Điều mà nhiều người băn khoăn lớn nhất hiện nay là: giấy chứng nhận này liệu sẽ mở con đường nào cho các em?

Thuận lợi hơn cho học sinh trong việc muốn đi du học hay đi làm những công việc mà không cần bằng tốt nghiệp. Đó là ý kiến của nhiều học sinh và giáo viên trước đề xuất  không thi tốt nghiệp hoặc thi không đỗ sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình THPT là cần thiết, đây cũng là điều mà nhiều nước trên thế giới đang làm. 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, khái niệm hoàn thành chương trình như hiện nay là như thế nào thì phải được làm rõ. Bởi, bởi nếu hoàn thành nghĩa là học sinh phải tham gia đào tạo và đạt được kết quả đánh giá của quá trình đào tạo đó mà cụ thể ở đây là kỳ thi tốt nghiệp thì mới gọi là hoàn thành. Còn việc chỉ có học mà không có thi đánh giá thì chỉ được gọi là đã học chương trình đó. Vậy mục đích của việc cấp giấy chứng nhận này để làm gì? giá trị sử dụng của nó như thế nào?. 
Cũng theo chuyên gia, khả năng học sinh đi du học mà không cần thi THPT quốc gia là điều khó được các nước công nhận. Như vậy giấy chứng nhận hoàn thành THPT chỉ có giá trị với nhóm nhỏ  học sinh sẽ theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp. Thực tế, tờ giấy chứng nhận này cũng khó có thể  mở ra cơ hội việc làm cho học sinh trong bối cảnh mà cử nhân ra trường vẫn đang xếp hàng chờ việc./.
Tin từ phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa