Tin tức

Chàng trai K’Ho và cuộc “cách mạng” trên cao nguyên Di Linh

Thứ sáu, 18/10/2019 - 08:41

(Lamdongtv.vn) - Với nhiệt huyết tràn đầy, với nghị lực và ý chí vươn lên mạnh mẽ, tuổi trẻ Việt Nam và tuổi trẻ Lâm Đồng nói riêng luôn luyện rèn tâm trong, trí sáng, mang hoài bão lớn vì quê hương, vì những giá trị bền vững, lâu dài

Câu chuyện của chàng thanh niên K’Ho mang tên K’ Brooke và cuộc “cách mạng xanh” trên cao nguyên Di Linh chính là biểu hiện cho khát vọng và ý trí, nghị lực lớn lao nhưng lại vô cùng giản dị và thực tế ấy! 
Đây là những sản phẩm của K’ Brooke tại phiên chợ hữu cơ Đà Lạt vào mỗi tháng. Từ rau organic đến cà phê, rượu cần… tất cả đều là những sản phẩm đầy tâm huyết trên chính mảnh đất cao nguyên Di Linh nơi K’Brooke đã sinh ra và lớn lên. Và, mỗi phiên chợ như thế này, K’ Brooke đều không còn sản phẩm để bán. Vì sao lại như vậy?
Chị  Trần Thị Ngọc - Đà Lạt cho hay: ở thành phố không thể có rau sạch như thế này, chưa kể đến vấn nạn trừ sâu. Những bó rau như thế, quý lắm, chính là điều bọn em đang hướng tới
 
Bởi, để làm ra được một bó rau, một ký cà phê hữu cơ, là cả một quá trình dày dặn khổ công tháng ngày.  Điều đó chỉ có K’ Brooke mới thấu hiểu. 5 năm trước, chàng thanh niên tốt nghiệp Đại học khoa quản lý đất đai về phá những rãy cà phê của gia đình đang mơn mởn cho năng suất cao, buôn làng đều bảo Brooke là tên khùng. Nhưng sự phản đối kịch liệt của ba mẹ, gia đình, những con người đã gắn bó cả đời với cách canh tác cà phê hiện tại mới là trở ngại lớn nhất của Brooke. Và, Brooke đã dùng 5 năm tuổi trẻ của mình để chứng minh mình là một “thằng khùng” có ích. Thay vì những rãy cà phê, đất bị rửa trôi sau mỗi đợt mưa lũ, thoái hóa, khô cằn, những sản phẩm cà phê tưởng là năng suất, chất lượng nhưng dày đặc hóa chất trong đất, Brooke đã tạo ra một hệ sinh thái mới cho cả đồi cà phê của mình, một hệ sinh thái phong phú như nó vốn có
K’ Brooke - Tác giả cuộc cách mạng xanh trên cao nguyên Di Linh (Xã Gung ré, Di Linh, Lâm Đồng) tâm sự : mỗi ngày lại chứng kiến đất thêm thoái hóa, bạc màu, chảy máu trên cao nguyên mình, đau lắm. Người dân quê mình càng dùng nhiều thuốc xịt cỏ, trừ sâu, năng suất càng cao, giá càng giảm, người dân khổ lắm. Những người trẻ như em, thế hệ 9x phải làm nông nghiệp hữu cơ thành công, để dân mình nhìn thấy, thay đổi tư duy, thay đổi cách canh tác để thay đổi đời sống của họ, giữ gìn môi trường, kinh tế mãi mãi. Từ đó sẽ có nhiều bạn trẻ cùng  với em, đi chung 1 con đường, con đường lớn vì sự phát triển quê hương, đất nước bền vững    
Và K’ Brooke là cái tên, và ý tưởng được tìm kiếm nhiều nhất cho những ai đang đau đáu với nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. 700km, không phải là quãng đường gần, nhưng 2 người trẻ này, đã vượt khoảng cách xa xôi ấy để tìm đến mô hình của Brooke, tìm gặp chàng trai K’Ho và ý tưởng mà buôn làng anh gọi là “ điên rồ”. Chàng thanh niên ở Ninh Thuận này cũng vậy, cậu cũng tình nguyện lên phụ việc không công cho Brooke hết ngày này sang tháng khác, tất cả, chỉ để hiểu và học được cách Brooke làm nông nghiệp hữu cơ. 
Anh  Trần Quốc Kiệt - Hàm Thuận Nam, Bình Thuận nói : Em bất ngờ lắm, anh Brooke, 1 thanh niên K’Ho lại suy nghĩ được sâu sắc và giỏi vậy, dám làm và làm thành công vậy. Trước đây em đã nghĩ đến, nhưng vẫn còn mơ hồ, đến đây, em học được nhiều điều và rõ ràng lắm về quyêt tâm phải làm nông nghiệp hữu cơ
 
Anh  Nguyễn Tấn Đạt - Quảng Bình nói :  Brooke thật sự đáng khâm phục, mình muốn học Brooke để mang về  mảnh đất quê mình, cũng nhiều đồng bào, tại sao Brooke, 1 người đồng bào làm được mà đồng bào mình không làm được. Và để đi ngược lại với thói quen, khó lắm, nhưng cứ kiên trì như Brooke, và tỉnh táo trước mọi thách thức, nhất định sẽ thành công
Nông nghiệp hữu cơ của K’Brooke đã lan tỏa muôn nơi. Và gần Brooke nhất là K’ Khuy, bạn học của K’Brooke - người Phó bí thư Đảng ủy xã, người luôn hiểu, ủng hộ K’Brooke từ ngày đầu tiên, giờ đã đồng hành cùng K’Brooke với tất cả sự tin tưởng.
K’ Khuy - Bạn của Brooke phấn khởi nói : Em có rất nhiều niềm tin vào bản thân em, vào bạn của em và vườn đồi này, một nông nghiệp hạnh phúc..
 
Những trang trại ở Đức Trọng, ở Đăk Lăk và nhiều tỉnh thành trên cả nước, đều đang học hỏi từ mô hình của người trẻ vẫn bị gọi là “gàn dở” này. Tất cả , có lẽ,  bởi cái suy nghĩ chân chất, tự nhiên của Brooke: làm sao cho những đồng bào không có kinh tế có thể sống với những gì mình có? Làm sao để phát triển bền vững cà phê hảo hạnh trên cao nguyên trên những triền đồi dốc mà không bị sói mòn, thoái hóa do thuốc hóa học? Làm sao để làm nông nghiệp hạnh phúc? Nông nghiệp khiến  cho người làm hạnh phúc và mang đến hạnh phúc thực sự cho người tiêu thụ? Làm sao để vừa giữ gìn được môi trường, vừa giữ nguồn sống cho đồng bào, mãi mãi.  Và tại triển lãm này, người của một tổ chức quốc tế đã tìm đến Brooke.
Phạm Trọng Phu - Tổ chức phát triển SNV - Hà Lan tại Việt Nam cho biết : Mình rất quan tâm đến mô hình của Brooke, thật sự ấn tượng, rất cần những bạn trẻ như vậy, và tổ chức của mình đang triển khai một dự án cũng vì môi trường như Brooke
 
Brooke vẫn đang kể câu chuyện của mình. Kể câu chuyện vượt qua khó khăn, không ồn ào nhưng đầy hiệu quả. Và Brooke cũng tự nhiên, hạnh phúc như nông nghiệp hữu cơ, như “ cuộc cách mạng canh” mà anh đang làm!
Vân Hảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa