Tin tức

Giám sát chuyên đề sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021

Thứ sáu, 10/12/2021 - 13:49

(Lamdongtv.vn) - Trong giai đoạn 2019 - 2021, Lâm Đồng đã tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đối với 3 huyện gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

 Ngày 9/12 Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp trực tuyến giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Đại diện đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh, đại diện các các sở, ngành liên quan cùng lãnh đạo các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên tham giự.  
 

 
        Trong giai đoạn 2019 - 2021, Lâm Đồng đã tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đối với 3 huyện gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. 
          Trong đó, trên địa bàn huyện Cát Tiên tiến hành sáp nhập xã Mỹ Lâm vào xã Nam Ninh, xã Tư Nghĩa vào xã Quảng Ngãi, địa bàn Huyện Đạ tẻh sáp nhập xã Hà Đông vào xã Mỹ Đức, xã Hương Lâm vào xã Đạ Lây. Địa bàn Huyện Đạ Huoai sáp nhập xã Đạ M’ri vào thị trấn Đạ M’ri. 
Tổng số cán bộ, công chức cấp và người hoạt động không chuyên trách trước khi sáp nhập các xã là 294 người, sau khi sáp nhập còn 165. Giảm 40 cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính. Giảm chi ngân sách nhà nước mỗi năm trên 17 tỷ đồng. 
 

 
Phát biểu tại buổi họp, đại diện các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên đã nêu một số khó khăn thuận lợi và kinh nghiệm trong quá trình triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính ở mỗi địa phương. Nhìn chung việc sáp nhập các đơn vị hành chính được nhân dân đồng thuận cao, tạo ra nguồn lực về đất đai và dân số, phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mỗi địa phương, thu gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn tại nhất là việc sắp xếp, giải quyết đối với số cán bộ dôi dư.
 

 
Ông Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng đánh giá, việc sáp nhập sắp xếp các đơn vị hành chính ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên đã được thực hiện đúng quy trình, thủ tục và quy định. Qua đó giảm đầu mối theo hướng tinh gọn, tiết kiệm nguồn lực ngân sách, giảm số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức và người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước, tăng nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, các đơn vị sau khi sáp nhập cần tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, tiếp tục giải quyết thấu đáo đối với số cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập./. 
 
Văn Thế

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa