Tin tức

Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số

Thứ sáu, 29/11/2019 - 07:01

Tại khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi trình độ dân trí còn thấp thì đào tạo nghề theo hình thức "cầm tay, chỉ việc" chính là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay

Ðể người dân có sinh kế bền vững, hiện các địa phương đang tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. 
Chợ Đồn là huyện có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả và các loại cây rau màu. Trước đây, người dân chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm chứ chưa chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, từ năm 2016 đến nay, huyện đã mở được hơn 90 lớp với gần 2 .500 học viên tham gia.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng Trường cao đẳng Nghề dân tộc nội trú theo ba cấp: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề theo yêu cầu, nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo. Trường biên soạn giáo trình, chọn ngành nghề theo yêu cầu thực tế, nhu cầu học viên với 27 ngành nghề. Trung bình mỗi năm, trường đào tạo 500 học viên, hầu hết số học viên đều có việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện lồng ghép công tác đào tạo nghề với các tổ chức chính trị, xã hội. 
Bên cạnh việc đào tạo nghề nông lâm nghiệp, các cơ sở dạy nghề tại Bắc Kạn cũng tích cực hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thiết kế đào tạo phù hợp, có địa chỉ để học sinh, sinh viên có nơi thực tập nâng cao tay nghề. 
Với 19 cơ sở dạy nghề, từ năm 2010 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 25 nghìn lao động ở nông thôn mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 42%. Chính lực lượng lao động đã qua đào tạo này đã và đang góp phần vào sự phát triển của một tỉnh còn khó khăn như Bắc Kạn ./. 
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa