Tin tức

Bảo tồn văn hóa lịch sử gắn với phát triển du lịch

Thứ tư, 11/12/2019 - 10:56

(Lamdongtv.vn) - Việc khai thác du lịch đối với văn hóa lịch sử góp phần làm phong phú thêm loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách nhưng mặt khác cũng góp phần phát huy bảo tồn các giá trị của văn hóc lịch sử

Riêng đối với tỉnh Lâm Đồng, có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đang được bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị, và cũng là một trong những điểm thu hút khách đến tham quan, tuy nhiên hiện nay, việc khai thác phát triển du lịch những địa điểm này vẫn còn nhiều hạn chế. 
Bào tàng tỉnh Lâm Đồng từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan cho  những  du khách yêu thích khám phá tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử từ các hiện vật đang được trưng bày tại Bảo Tàng. Hàng năm công tác sưu tầm hiện vật  đã được đơn vị quan tâm, cùng với đó, việc tổ chức trưng bày các chuyên đề theo sự kiện trong năm cũng được diễn ra thường xuyên.  Còn đối với di tích nhà Lao thiếu nhi Đà Lạt, sau 3 năm đi vào hoạt động, địa điểm này cũng đã bắt đầu thu hút được nhiều du khách đến tham quan.  Với việc chú trọng như vậy, hàng năm lượng khách đến tham quan bảo tàng, và  Di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đạt khoảng  từ 35.000 – 40.000 lượt khách. Trong đó,  phần lớn khách đến tham quan chủ yếu là các em học sinh, sinh viên, người lớn tuổi. Còn đối với giới trẻ thì những địa điểm vẫn chưa thu hút được họ. 
Còn đối với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4, một địa điểm lưu giữ lịch sử dân tộc với nhiều tư liệu quý, độc đáo, để phát huy được công tác bảo tồn  đi đôi  với  phát triển du  lịch, trong thời gian qua, đơn vị này cũng đã chú trọng đến công tác sưu tầm và tổ chức giới thiệu và trưng bày nhiều tư liệu lịch sử dân tộc, nhằm mục đích là để tránh sự nhàm chán cho du khách khi đến tham quan.
Tính đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có 36 di tích đã được xếp hạng. Trong đó, hai di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh, với các loại hình, như kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Thực tế cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nói riêng hiện nay vẫn còn những hạn chế như: Nhận thức của một số cấp, ngành và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của di tích văn hóa lịch sử tuy được nâng lên một bước song vẫn chưa đồng đều. Công tác tu bổ, tôn tạo bảo tồn di tích còn nhiều hạn chế. Đội ngũ nhân viên thuyết minh ngoại ngữ cho du khách nước ngoài còn yếu chưa truyền đạt hết nội dung cần chuyển tải, và đặc biệt những địa điểm này thiếu những sản phẩm du lịch đi kèm.v.v. 
Với những giải pháp, cùng với những dự án được các cấp chính quyền, và đơn vị trực tiếp quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh triển khai trong thời gian tới,  sẽ mang lại hiệu quả trong công tác duy tu, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử  gắn với phát triển du lịch, để những khu bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử ấy không chỉ là địa chỉ lưu giữ lịch sử dân tộc mà còn là nơi tham quan lý thú cho mọi đối tượng du khách muôn phương./.
Minh Hiên

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa