Tin tức

30 năm thành lập làng SOS Đà Lạt

Chủ nhật, 22/12/2019 - 09:33

(Lamdongtv.vn) - Chiều 21/12, Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Lạt

Tham dự  buổi lễ có ông Phan Văn Đa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện lãnh đạo làng SOS Việt Nam, người sáng lập làng SOS Đà Lạt và đông đảo con em đã và đang sinh sống tại làng .
Thành lập từ năm 1989, trải qua 30 năm hình thành và phát triển với nhiều khó khăn, đến nay 14 ngôi nhà mang tên các loài hoa của thành phố Đà Lạt vẫn hiện hữu , với 36 trẻ có hoàn cảnh thiếu may mắn ban đầu đến nay làng đón nhận gần 400 trẻ đến từ các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên về sinh sống, học tập dưới mái nhà chung cùng các mẹ, các dì.
Theo thống kê, sau khi rời mái nhà SOS đã có 95% người con trưởng thành tìm được công việc ổn định và có gia đình riêng hạnh phúc. Ở tại làng, các em được học tập, rèn luyện về nhân cách sống, được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, các chương trình học bổng lớn. Làng SOS Đà Lạt còn có một trường mẫu giáo Hermann Gmeiner gồm 3 lớp, hàng năm tiếp nhận khoảng 100 học sinh. Làng là một trong 2 địa phương trong cả nước triển khai thí điểm chương trình : “Tăng cường gia đình tại Lâm Đồng”.
Có thể nói sau 30 năm thành lập và phát triển, làng trẻ em SOS Đà Lạt thật sự là mái ấm yêu thương cho những trẻ em bất hạnh bởi nơi đây đã đem lại sự an bình, hạnh phúc cho trẻ em thiếu may mắn theo đó sẽ tiếp tục sứ mệnh : “ Không để trẻ em lớn lên một mình và sẽ luôn là mái ấm yêu thương cho các em nhỏ”. Nhằm ghi nhận những đóng góp rất lớn của các mẹ, các dì, các cậu không quản khó khăn để chăm sóc nuôi dạy các con khôn lớn thành người, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tặng bằng khen cho 2 tập thể và 18 cá nhân đạt thành tích trong xây dựng và phát triển làng SOS Đà lạt./.

Bích Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (1)

Dạ em chào các quý thầy cô.Em là mẹ của bé tự ky.do hoàn cảnh gia dinh. Quý thầy cô có thể cho e hỏi bên làng sos trẻ em.có nhận be thiểu năng trí tuệ ( chậm phát triển trí tuệ ) tự ky không a.sau này con em không được ai nuôi dưỡng. Be tôi nghiệp quá a.Em cần một nơi là mái ấm thứ hai cho bé được không quý thầy cô a

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa