Tin tức

Nâng giá trị nhờ chè sạch

Thứ sáu, 19/06/2020 - 09:10

(Lamdongtv.vn) - Sản xuất chè đang đối mặt với nhiều thách trong đó có 2 vấn đè lớn nhất là sâu bệnh và giá cả. Vì vậy nhiều nông dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác, diện tích chè Lâm Đống sụt giảm 50% chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây

Một trong những giải pháp  vực dậy ngành chè Lâm Đồng là áp dụng quy trình sản xuất sạch, giảm tồn dư thuốc  BVTV bằng các chế phẩm sinh học đã được ngành chức năng hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng chè áp dụng.
Trên khu vườn của ông ông Nguyễn Văn Hoạt trước đây là diện tích chè xanh tốt nhiều năm nhưng hiện nay không còn bóng dáng của  loại cây trồng này cũng bởi  cây chè trong nhiều năm bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công. Để phòng trừ các loại dịch hại chính trên cây chè, đa số nông dân sử dụng biện pháp phun thuốc BVTV hóa học nhiều lần trong vụ. Việc sử dụng thuốc tùy tiện, liều lượng cao hơn quy định là nguyên nhân chính gây tồn dư thuốc BVTV trên sản phẩm chè đã  khiến giá chè giảm sâu, khiến nhiều nông dân thua lỗ mà chuyển sang cây trồng khác.

Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã  triển khai mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại chè nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học, đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Gia đình anh  Quảng Bá Nị  xã  Lộc Tân Huyện Bảo  Lâm là 1 trong 5 nông hộ tham gia mô  hình này với tổng diện tích 5ha. Qua thời gian  ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quản lý sâu bệnh hại chè đã thay thế 30% lượng thuốc BVTV hóa học.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, đa số các nông hộ được tập huấn đều hiểu được cơ sở khoa học của từng giai đoạn phát triển của cây chè cành đặc sản Đài Loan, được học tập lý thuyết đi đôi với thực hành. Áp dụng ngay những điều học tập được trên vườn cây chè cành của gia đình. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu và không sử dụng thuốc cỏ.Năng suất vườn mô hình tương đương mô hình sản xuất đại trà, tuy nhiên giá bán cao hơn vườn sản xuất đại trà 1.000đ/kg do đầu ra ổn định ký hợp đồng với các công ty nên lợi nhuận thu được trên 1 ha tại vườn mô hình cao hơn vườn sản xuất đại trà khoảng 37 triệu đồng mỗi/ năm.
Điều quan trọng hơn việc nâng cao giá bán chè, việc tập huấn kỹ thuật thâm canh chè  ứng dụng các chế phẩm sinh học đã giúp bà con nông dân dần dần thay đổi tập quán trồng, chăm sóc và thâm canh trong sản xuất chè. Nông dân trồng chè trong khu vực, đánh giá cao về tính thiết thực cũng như năng suất và hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại. Đây cũng giải pháp thiết thực để Lâm Đồng sản xuất chè sạch – yếu tố then chốt để Lâm  Đồng khẳng định giá trị ngành chè địa phương.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa