Tin tức

Hiệu quả kép từ ừng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến bắp sinh khối

Thứ tư, 05/08/2020 - 09:42

Trồng bắp sinh khối năng suất có thể lên đến 60-70 tấn/ha. Cây bắp được thu hoạch cả cây lẫn trái và đưa vào nhà máy chế biến, phối trộn với các loại men vi sinh để cho ra thức ăn "bắp ủ chua".

Đây là một chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thành phẩm. Thành công này không chỉ giúp nông dân trồng bắp tăng thu nhập, giải quyết việc làm, giúp nhà máy chủ động nguồn nguyên liệu chế biến mà còn giải quyết được nguồn thức ăn chất lượng cao cho gia đàn súc, góp phần phát triển đàn bò chất lượng cao. 

Cánh đồng thôn Sơn Nghiệp, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hoà. Cả đồng bắp bạt ngàn hàng chục ha ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bắp được trồng ở đây có nhiều giống khác nhau, trong đó chủ yếu là giống bắp lai VN8960. Năng suất của nhiều ruộng bắp có thể lên đến 60-70 tấn/ha. Mức bình quân từ 50-55 tấn/ha, gấp đôi cách sản xuất truyền thống. Với những nông dân Sơn Thành Tây, có hộ đã làm bắp vụ thứ 5, hộ mới cũng trồng được vụ thứ 2, thứ 3. Và tất cả họ đều có chung một nhận xét: "Rất triển vọng". Thực tế qua thời gian trồng bắp sinh khối đã giúp nhiều nông dân tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài trong thời điểm nhiều cây trồng gặp khó khăn về đầu ra và dịch bệnh, đồng thời mở ra một hướng sản xuất mới tại địa phương.
Đây là những ruộng bắp được sản xuất từ chương trình dự án nông thôn miền núi "Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất bắp và chế biến thức ăn gia súc bằng phương pháp ủ chua cung cấp cho chăn nuôi bò trong các nông hộ và trang trại". Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Phú Yên thực hiện, với sự phối hợp và hỗ trợ công nghệ của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung và Công ty CP Phát triển công nghệ sinh học Phú Yên. 

Việc sử dụng cây bắp chế biến thành thức ăn gia súc bằng phương pháp ủ chua bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây tại Việt Nam. Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời sử dụng cho một số trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt, nhập khẩu bò úc nguyên con vỗ béo. Với phong trào nuôi bò vỗ béo như hiện nay, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi cho bò mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này. Qua triển khai dự án, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. 
Hiện nay việc sản xuất bắp ủ chua không đáp ứng kịp thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt vào mùa khô. Hiện nay, người dân địa phương rất quan tâm đến kỹ thuật vỗ béo bò và trữ nguồn thức ăn mùa Đông, rút ngắn thời gian chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế nông hộ. 
Với việc đầu tư kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối để cho ra sản phẩm bắp ủ chua chất lượng, sản phẩm từ dự án này đã được đưa đến nhiều nông hộ và những trang trại chăn nuôi lớn là TH True millk và sắp tới xuất khẩu sang Nhật. Việc các tổ chức khoa học công nghệ liên kết với doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân và giải quyết sản phẩm đầu ra cho người dân là vấn đề đang được khuyến khích thực hiện tại tỉnh. Chính vì vậy, việc “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN sản xuất cây bắp và chế biến thức ăn gia súc bằng phương pháp ủ chua cung cấp cho chăn nuôi bò trong các nông hộ và trang trại” thực sự rất cần thiết giai đoạn hiện nay, mở ra hướng liên kết, hỗ trợ giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.

Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa