Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ hai, 24/08/2020 - 08:22

(Lamdongtv.vn) - Lúa hiện là một trong những loại cây trồng chủ lực ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông v.v. Thời gian qua, khô vằn là một trong những đối tượng gây khó khăn cho bà con ND trồng lúa tại các địa phương trong tỉnh, nhất là tại huyện Đạ Tẻh , với hàng chục ha lúa bị khô vằn

GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển khoảng 24-320C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều và thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều dảnh. 
Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan nhiều tới chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón. Bón phân đạm nhiều, bón đạm lai rai, bón thúc đòng muộn bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn. Bón phân kali có tác dụng  giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
Để quản lý đối tượng này, bà con ND cần áp dụng tổng hợp các biện pháp, như cày sâu để vùi hạch nấm, gieo cấy đúng thời vụ, mật độ gieo cấy hợp lý, bón phân đầy đủ, bón theo nhu cầu của cây và bón cân đối giữa các loại phân để tăng cường tính chống chịu của cây. Hệ thống tưới tiêu chủ động và không để mức nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh. Sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị để hạn chế sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý việc sử dụng thuốc hoá học phòng trừ bệnh chỉ đưa lại hiệu quả khi bệnh mới phát sinh ở những bẹ lá già và thuốc hoá học phải được phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây.
Thực hiện : Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa