Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ ba, 06/10/2020 - 07:06

(Lamdongtv.vn) - Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có trên 10.400 ha lúa các giai đoạn: ngậm sữa, mạ, đẻ nhánh v.v. Tuần qua, trên 300 ha lúa, chủ yếu là những diện tích giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng tại các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Đạ Huoai… bị ốc bươu vàng gây hại

GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Ốc bươu vàng có sức phá hại lớn vì chúng ăn khỏe, ăn cả ngày lẫn đêm, chúng sinh sản rất nhanh một con cái có thể đẻ 2 lần/tháng, mỗi lần 500 trứng; ốc 2 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản và có thể sống tới 4-6 năm. Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, ốc bươu vàng có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết. Đối với lúa mới sạ thì ốc rất thích ăn mầm lúa, khi lúa ra lá non ốc sẽ cắn phá chồi non làm giảm mật độ gieo sạ, tốn công cấy dặm, lúa non bị ốc ăn sẽ chậm phục hồi vì khi cắn ngang thân cây lúa, loài ốc này còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng. Khi ốc ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại, làm trễ mùa vụ hoặc làm nông dân phải tốn nhiều chi phí trong việc cấy dặm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân sau này, đặc biệt có thể hại nặng nếu nông dân không có biện pháp phòng trừ kịp thời. 
 
Để phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả, bà con nông dân cần tích cực tổ chức diệt ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp như: cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy, vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt; đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom, có thể thả vịt vào mương máng, lúa đã cứng cây để diệt trứng ốc và ốc.
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa