Tin tức

​Gian nan chuỗi cung ứng ngành dệt may

Thứ tư, 24/07/2024 - 07:36

Cạnh tranh về giá lâu nay vẫn luôn là nút thắt cản trở ngành dệt may trên con đường tiến vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhìn vào những thực tế trên có thể thấy, suốt một thời gian dài, Việt Nam không có quy hoạch cụ thể nào cho việc phát triển vùng nguyên liệu cho ngành.


Điều này cho thấy, chuỗi cung ứng nói chung và nguyên phụ liệu nói riêng vẫn là điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp này vẫn đang rất nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu, phục vụ sản xuất, giảm sự phụ thuộc phần lớn từ nhập khẩu.

Liên kết chuỗi là vấn đề chiến lược và cấp bách nhất hiện nay của ngành dệt may Việt Nam. Hiện, 70% trong số hơn 3.800 nhà máy dệt sản xuất các sản phẩm may mặc, chỉ có 6% sản xuất sợi,17% sản xuất vải và 4% là các cơ sở nhuộm. Mỗi năm, Việt Nam sử dụng khoảng 400.000 tấn bông nhưng chỉ có 3.000 tấn được cung cấp bởi các chuỗi cung ứng trong nước, tức là tỷ lệ nội địa chưa đáp ứng được 1% nhu cầu.

Xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu may mặc lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang thay đổi khi ưu tiên lựa chọn chuỗi cung ứng có khả năng sản xuất nhiều công đoạn, tập trung tại một địa điểm, đồng thời minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trong khi ngành dệt may Việt Nam vẫn đang thiếu tính liên kết theo chuỗi cung ứng.
Do vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cần được ưu tiên, sớm thu hút được các tập đoàn đa quốc gia đầu tư công nghệ, vốn, thúc đẩy hình thành hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may. Giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, về lâu dài, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần tập trung ngày từ khâu vật tư cung ứng nguyên phụ liệu “xanh” cho đến khâu sản xuất phân phối.
 
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa