Tin tức

Ước vọng đầu xuân

Thứ sáu, 26/02/2021 - 07:19

(Lamdongtv.vn) - Năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, yêu cầu đặt ra là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép trong năm nay, đồng thời lấy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là động lực để tăng trưởng.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 – 2030, năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ là năm mở đầu giai đoạn mới mà còn là tiếp nối những thành tựu của giai đoạn trước, đặc biệt là thành công trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế.Do vậy, yêu cầu đặt ra là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép trong năm nay, đồng thời lấy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là động lực để tăng trưởng.

Nhà máy kéo sợi len lông cừu đầu tiên của Việt Nam tại Lâm Đồng là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Sudwolle (CHLB Đức) và Công ty CP Dệt may Liên Phương (TP Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng), công suất thiết kế dự kiến của nhà máy đạt khoảng 4.000 tấn sợi/năm. Từ khi chính thức hoạt động 10/2019 và xuất những lô hàng đầu tiên ra nước ngoài và tiêu thụ ở thị trường nội địa, những sợi lông cừu tự nhiên trên cao nguyên không có cừu, đã đem lại những vận hội mới cho nền kinh tế địa phương, sợi lông cừu “made in Dalat” đánh dấu một sản phẩm mới của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp sản xuất sợi thế giớ và đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh trong năm 2020 nhiều thách thức vừa qua.
Ông Alessandro Di Palma - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sợi Đà Lạt : Năm 2020 thực sự là 1 năm khó khăn với tất cả mọi người. Tôi hy vọng đại dịch sẽ qua đi và năm mới 2021 sẽ là 1 năm bình thường trở lại.Ngoài ra, chúng tôi sẽ giảm tần suất sản xuất xuống 6 ngày 1 tuần thay vì 7 ngày. Và chúng tôi sẽ tăng thời gian nghỉ lễ lên,như Tết, họ sẽ được nghỉ 2 tuần. và chúng tôi sẽ cố gắng giảm thiểu tình huống xấu cho nhân viên của mình và cuối cùng, chúng tôi muốn giữ họ luôn đồng hành cùng chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi là người mới và chỉ mới đầu tư ở đây. Chúng tôi muốn tạo 1 môi trường để mọi người có thể ở đây làm việc với chúng tôi
Để vượt qua khủng hoảng và đối phó với tác động của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp Lâm Đồng đã chứng tỏ “sức đề kháng” của mình bằng cách tính toán giải pháp thích nghi, phương án kinh doanh thay thế để đảm bảo tăng trưởng, đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu rau, hoa. Cũng theo các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2021 sẽ còn nhiều động lực để kinh tế nước ta tăng trưởng tích cực, DN Lâm Đồng cũng kì vọng mức tăng trưởng khá đến từ sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang Châu Âu, các nước khu vực ASEAN, Bắc Á.

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có hơn 10.200 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Ngay từ thời điểm đầu năm mới 2021, các doanh nghiệp đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, quyết tâm tăng tốc trên chặng đường mới.
 
Là dự án công nghiệp trọng điểm của khu vực Tây Nguyên và cả nước, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng . Vượt qua cột mốc 2020 đầy khó khăn, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng cũng như các doanh nghiêp khác đóng chân trên địa bàn tỉnh đều đặt ra những mục tiêu phấn đấu mới, trong đó chú trọng triển khai các chương trình tin học hóa, tự động hóa, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất.

Năm 2021, hàng loạt các Chính sách mới trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp….sẽ chính thức có hiệu lực, đây cũng sẽ là nền tảng để trở thành bệ tì vững chắc cho doanh nghiệp Lâm Đồng cất cánh bay xa trong giai đoạn mới./.
Hoàng Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa