Tin tức

Giữ lửa nghề đũa buông

Thứ ba, 22/07/2025 - 07:26

Lamdongtv.vn -Đến vùng đất xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng lập nghiệp từ những năm 1990, nhận thấy đồng bào Rắc- lây nơi đây có nghề làm đũa buông. Loại đũa được làm từ rìa thân cây lá buông có tuổi đời từ 50 năm trở lên, do sản phẩm đũa buông mà đồng bào làm ra còn thô sơ nên ít được thị trường chấp nhận.


 
Để giữ lửa và đồng bào sống được với nghề, vợ chồng ông Nguyễn Quang Thái chọn cách ở lại hỗ trợ đồng hành cùng đồng bào vượt qua thử thách, nâng cao chất lượng đũa buông. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước lẫn xuất khẩu mà còn được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
 
 

   Ở tuổi gần bảy mươi, nhưng có đến một nửa chặng đường cả hai vợ chồng ông Nguyễn Quang Thái và bà Nguyễn Thị Đông Thu gắn với làm đũa buông.  Cái nghề “đổi lấy gạo” của đồng bào Rắc-lây bởi nguyên liệu cây buông dồi dào. Ngày ông Thái, bà Thu đến đây, đũa buông mà đồng bào làm ra ít đổi được gạo do sản phẩm còn khá thô sơ. Vốn là “thủ khoa” có gu thẩm mỹ trong ngành thủ công mỹ nghệ địa phương, bà Thu đã đồng hành cùng chồng góp sức giữ lửa làng nghề bằng cách đưa thiết bị máy móc vào hỗ trợ ở một số công đoạn. Con người chỉ tập trung ở những khâu cốt yếu nâng cao chất lượng sản phẩm.


   Là những người đầu tiên đặt nền móng thành lập Tổ hợp tác sản xuất đũa buông vào năm 1998, tiếp đến năm 2009 nâng cấp thành Hợp tác xã đũa Thái Nguyên hoạt động cho đến nay hiệu quả. Mỗi tháng hợp tác xã cung ứng ra thị trường khoảng 300 bó đũa -mỗi bó 50 đôi, có doanh nghiệp kết nối đưa sản phẩm đũa buông xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Đức, Nga, Trung Quốc.
 Từ năm 2019 đến nay, sản phẩm đũa buông Thái Nguyên được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và quốc gia.
   Đũa buông được làm từ phần cứng nhất của mép cây buông già và phải trải qua hơn chục công đoạn để cho ra thành phẩm đũa buông tinh xảo, bền, chắc, đẹp. Rừng lá buông bản địa hiện nay cạn kiệt dần nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ Capuchia để sản xuất đũa buông. Những người như ông Thái, bà Thu “giữ lửa, thổi hồn” cho làng nghề phát triển không phải vì lợi ích kinh tế mà còn tình người ấm áp yêu thương đồng bào Rắc–lay đối đãi để họ dành trọn cuộc đời thắp lửa làng nghề đũa buông.
 
 
Huỳnh Hiền – Thế Ân

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang chủ, cột giữa Quảng cáo trang nội dung, cột giữa TT