Tin tức

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS ở Gia Lai

Thứ tư, 17/03/2021 - 07:10

Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều phương pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhân rộng các mô hình thư viện trong hệ thống trường, lớp

Theo đó, kỹ năng nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa có nhiều tiến triển.
Các mô hình thư viện như thư viện trung tâm, thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện góc lớp, thư viện cầu thang luôn được nhà trường quan tâm, đầu tư phù hợp với từng lứa tuổi ngày càng thu hút học sinh là con em đồng bào Dân tộc thiểu số đến với thư viện. 

Em Ksor H’Bươi, Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai : Em được đọc rất nhiều truyện, từ đó em đã bản thân có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích và tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt và em học giỏi hơn. Em mong nhà trường có nhiều truyện hay để chúng em đọc được. 
Tuy nhiên, tại các điểm trường lẻ cách xa trường chính, học sinh vùng sâu, vùng xa còn chịu nhiều thiệt thòi do các khu vực này hầu như chưa có mạng internet, chưa có thư viện, nguồn sách hiếm hoi.

Cô Đoàn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa (Gia Lai) : chúng tôi rất mong muốn, các mạnh thường quân các nhà hảo tâm sẽ đầu tư, quan tâm đồng hành cùng với nhà trường trang bị cho các cháu một số lượng truyện phong phú hơn để kích thích các cháu ham thích đến với truyện, đến với thư viện nhà trường. Từ đó, qua các hoạt động đọc, chắc chắn khả năng đọc, khả ghi nhớ tiếng Việt của các cháu sẽ tốt hơn. 
Điểm trường Ia Jip, một trong 5 điểm lẻ của trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai với gần 300 học sinh dân tộc Jrai hiếu học hiện chưa có thư viện. 

Cô Nguyễn Thị Giang Vy, Điểm trường Ia Jip, Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai : Trong khu vực này học sinh rất khó khăn. Đi học cách đây 2km, có em được bố mẹ chở đến lớp, có em đi bộ hoặc đi xe đạp. Tôi đi dạy ở đây cũng được 20 năm rồi. Kinh nghiệm để cho các em tăng cường tiếng Việt cho các em đọc được, viết được thì các thầy cô phải chạy ra 20 km để lấy những quyển sách, truyện để bỏ vào góc thư viện để các cháu đọc. Tôi cũng mong các mạnh thường quân giúp đỡ cho các cháu các trò chơi, cuốn sách, cuốn vở để tăng cường cho các cháu đến trường cho các cháu đọc viết nhiều hơn. 

Đoàn thanh niên TTXVN đã đến khảo sát và dự kiến trao tặng tủ sách Đinh Hữu Dư vào đầu tháng 4/2021 góp phần tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh đồng thời nuôi dưỡng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ cho các em vùng dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT