(Lamdongtv.vn) - Ban tổ chức Tỉnh ủy sơ kết 2 năm (2018 - 2020) thực hiện mô hình thí điểm cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể cấp huyện
Dự hội nghị có Đc Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đc Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên BTV - Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban Đảng của Tỉnh ủy, các ngành , đoàn thể và 3 địa phương thực hiện mô hình thí điểm, gồm Lâm Hà, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.
Thực hiện Quyết định ngày 12.11.2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đánh giá mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể Đồng về việc thí điểm Cơ quan Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, 2 năm qua, 3 địa phương được chọn làm mô hình thí điểm gồm, huyện Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh đã chỉ đạo các đơn vị từ cấp huyện đến xã nghiên cứu xây dựng đề án phù hợp để hoạt động liên thông, đồng bộ trong công tác.
Về biên chế, đối với cấp huyện, nhìn chung Cơ quan khối vẫn thực hiện bảo đảm theo đề án vị trí việc làm, trong đó huyện Đạ Huoai 23 biên chế, Đạ Tẻh 21 biên chế, Lâm Hà 20 biến chế. Đặc biệt, dù số lượng biên chế không thay đổi, nhưng điểm mới nhất của đề án có 4 ban trong khối được thành lập, như Ban Tổng hợp, Ban tuyên truyền, Ban Kiểm tra và Ban Phong trào, đã thực hiện đúng phương châm: “Một người biết nhiều việc, một việc nhiều người cùng thực hiện”, giải quyết tốt những chồng chéo, công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ và tạo sự lan tỏa hiệu quả trong mọi công việc. Về hoạt động mô hình cấp xã, với sự lãnh, chỉ đạo của Trưởng, Phó trưởng khối cùng với sự ra đời của các tổ giúp việc đã góp phần rất lớn trong công việc, thể hiện sự rõ ràng, trách nhiệm của từ bộ phận, đơn vị như trước đây.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động các địa phương cũng gặp những khó khăn khi chuyển từ cách làm cũ sang cách làm mới; việc ban hành Quy chế hoạt động, các văn bản của khối là do cơ quan có thẩm quyền tự xây dựng và ban hành, chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và khối cấp trên; kinh phí hoạt động chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ cả cấp huyện và các cấp xã; ngoài ra vấn đề số lượng biên chế ở một số vị trí như, lái xe, kế toán, thủ quỹ, cơ chế tài chính cũng gặp những khó khăn nhất định… Các kiến nghị của các địa phương thực hiện thí điểm, cho rằng đây là mô hình mới, trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể, rõ ràng, làm sao hoạt động theo hướng hiệu quả nhất, phải khắc phục được những hạn chế hiện đang gặp phải như trong thời gian qua.
Khẳng định những ưu điểm qua thời gian triển khai mô hình này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đình Văn, cho rằng quan thời gian hoạt động đã cơ bảo bảo đảm sự phối hợp, thống nhất, tiết kiệm nguồn lực, rõ hơn sức mạnh của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là giảm hành chính hóa, huy động sự tự nguyện của nhân dân, tăng tính thuyết phục. Đồng chí PBT Thường trực Tỉnh, nhấn mạnh: Tại hội nghị, các địa phương đã nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và đề ra quyết tâm đổi mới, khắc phục những bất cập, hạn chế. Đây là bài học kinh nghiệm, dù còn nhiều bỡ ngỡ, do đó các kiến nghị hôm nay sẽ được tổng hợp cụ thể, trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu, trên cơ sở đó có giải pháp thực hiện, với mục đích đến cuối cùng của việc triển khai thực hiện mô hình thí điểm thực sự hiệu lực, hiệu quả nhất./.
Mạnh Thành