Tin tức

Đường cao tốc ở Lâm Đồng tiềm năng để phát triển

Thứ năm, 27/05/2021 - 21:54

(Lamdongtv.vn) - Trong thời gian qua, chúng tôi đã đề cập, phân tích về thực trạng và hiệu quả hạ tầng giao thông trong liên kết vùng của tỉnh Lâm Đồng đối với nền kinh tế vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Đối với đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thuộc tuyến Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương được xem là công trình có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên. 
Cũng như người dân ở Lâm Đồng, người dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vui mừng khi dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đang được các bộ, ngành, chính quyền địa phương 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai tổ chức triển khai thực hiện. 

Ông Lọ Văn Long - xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nói : Gia đình tôi và người dân Tân Phú rất vui vì đi lại nhanh chóng, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt giảm áp lực cho QL 20, nhất là vận chuyển hàng hóa, bình thường đi 4 tiếng, giờ chỉ còn 2 tiếng, tạo điều kiện để dự án hoàn thành vì mình cũng được hưởng lợi trong đó…
Dự án tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có chiều dài 67km, được đầu thư theo hình thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước. Đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa quan trọng phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng cũng như khu vực Tây Nguyên, trong tương lai, kỳ vọng tạo bước đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông cũng như kết nối giao thông thuận lợi với các tỉnh, thành khác và góp phần rất lớn trong việc giải quyết nút thắt lớn nhất của Quốc lộ 20 đoạn qua Bảo Lộc có độ dốc cao, quanh co, luôn thường xuyên xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông vào các ngày lễ.
Thiếu Tá Nguyễn Mạnh Cường - Trạm Trưởng Trạm CSGT Madagui – Phòng CSGT- Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết: Việc mở tuyến cao tốc là điều hân hoan với nhân dân, có thêm nhiều cung đường để người dân lựa chọn di chuyển, giảm tải cho cung đường đèo Bảo Lộc, có phương án chủ động về giao thông phân luồng, phân tuyến để đảm bảo an toàn nhất góp phần phát triển kinh tế của Lâm Đồng

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, khi dự án đi vào khai thác sẽ có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch Nha Trang – Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Việc đầu tư đoạn Tân Phú - Bảo Lộc là bước đột phá lớn về phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế và tạo đà chuyển dịch kinh tế - xã hội rất lớn cho nhân dân Lâm Đồng. Dự án cũng được kỳ vọng là đòn bẩy tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho các tỉnh khi việc giao dịch thương mại trở nên thuận tiện và nhanh chóng, thúc đẩy phát triển du lịch, nông nghiệp, công nghiệp...
Bà Phạm Thị Đăng Hạnh – Phó GĐ công ty Du lịch Nam Tây Nguyên trao đổi : Cơ hội giao thương hàng hóa : tơ lụa, trà và du lịch của Bảo Lộc sẽ phát triển, cuối tuần khách đến du lịch tại Bảo Lộc, không chỉ cá nhân tôi mà mọi người đều mong để khởi sắc và mở cơ hội cho nông sản, du lịch địa phương

Ông Nguyễn Văn Triệu - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc nói : Nếu tính về đường bộ, nhất là QL 20 hiện nay đang quá tải, Chính phủ cho chúng ta đầu tư đường cao tốc vừa mang tính chiến lược vừa mang tính hệ thống để phát triển kinh tế của LĐ, thường trực tỉnh ủy đã có những chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt ngay từ đầu, nhân dân đồng tình ủng hộ….
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có điểm đầu giao với quốc lộ 20 tại xã Phú Trung, H.Tân Phú (Đồng Nai) và điểm cuối giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng). Tổng vốn đầu tư của dự án gần 19,5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước hơn 9,1 ngàn tỷ đồng, gồm 50% ngân sách trung ương và 50% ngân sách tỉnh Lâm Đồng; vốn do nhà đầu tư PPP huy động hơn 10,3 ngàn tỷ đồng. Đây được xem là dự án quan trọng đóng vai trò kết nối, giúp rút ngắn thời gian lưu thông giữa hai khu vực kinh tế, trong đó có Lâm Đồng với khu vực Tây nguyên. Do đó, tỉnh Lâm Đồng cũng đã xác định sẽ tập trung quyết liệt, quyết tâm cho công tác giải phóng mặt bằng khi dự án được phê duyệt và triển khai thực hiện một cách nhanh chóng để kết nối đồng bộ với tỉnh Đồng Nai, các tỉnh thành phía Nam, qua tạo điều kiện để các huyện phía Nam của tỉnh phát triển đồng bộ trên các mặt kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng./.
Hoàng Phúc - Thế Hạnh

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT