Tin tức

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thứ hai, 02/08/2021 - 23:06

(Lamdongtv.vn) - Đc Trần Đức Quận, UVTWĐ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh vừa ký ban hành chỉ thị số 10 ngày 2/8/2021 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh covid 19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng


UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch số 5488/KH-UBND ngày 03/8/2021 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

I. Nhiệm vụ chung 
1. Tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện, duy trì, ổn định sản xuất - kinh doanh trong điều kiện có thể để có nguồn lực phòng, chống dịch và phục vụ nhân dân.
2. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, quyết định, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới. Quyết tâm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh và những tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
3. Cấp uỷ, chính quyền các cấp phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, 4 tại chỗ, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại, phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi, địa bàn, đối tượng quản lý, căn cứ tình hình thực tế tự quyết định theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền; không để mất khả năng kiểm soát dịch bệnh. Luôn nắm chắc, dự báo tốt tình hình, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình, trên cơ sở đó chủ động đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kịp thời, phù hợp, khả thi, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn, cao hơn, đi trước một bước ứng với từng cấp độ nguy cơ của dịch bệnh; thực hiện tốt các yêu cầu giãn cách cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, tuyệt đối không tập trung đông người.
5. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị các phương án, kịch bản kịp thời ứng phó mọi tình huống, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân phù hợp với thực tiễn và diễn biến tình hình địa phương để chủ động điều hành, tổ chức thực hiện, tránh bị động, lúng túng. Xử lý nghiêm đối với những cán bộ, lãnh đạo chủ chốt thực hiện không nghiêm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
II. Nhiệm vụ cụ thể
Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
1.1. Thường xuyên đánh giá mức nguy cơ (theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG của Ban Chỉ đạo quốc gia) tại từng thời điểm, địa bàn để quyết định áp dụng các biện pháp thực hiện ở mức cao hơn, nhanh hơn, chặt chẽ hơn mức nguy cơ; siết chặt công tác phòng chống dịch đảm bảo “chặt ngoài, chặt trong” , chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đảm bảo nhất quán trong công tác tham mưu chỉ đạo thực hiện.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
1.2. Thực hiện một số biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
a) Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định bố trí 50% cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tuyến tại nhà; giao Sở Nội vụ kiểm tra việc thực hiện nội dung này đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
b) Các cơ quan: ngân hàng, kho bạc, thuế, cấp điện, cấp thoát nước, viễn thông trên địa bàn tỉnh tổ chức bộ phận thường trực với chế độ làm việc riêng (làm việc, ăn, nghỉ tại trụ sở, hạn chế tiếp xúc với các bộ phận khác) để sẵn sàng kích hoạt phương án trực tiếp làm việc và ăn nghỉ 24/24 tại trụ sở cơ quan trong trường hợp cơ quan, đơn vị bị phong toả hoặc giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19.
c) Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 lần 2; chú ý đảm bảo phòng dịch (ăn, nghỉ và thi tại khu vực riêng) đối với các thí sinh từ tỉnh khác đăng ký thi tại địa phương.
d) Thực hiện tốt các yêu cầu giãn cách cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, không tập trung đông người, không đi ra khỏi huyện, thành phố khi không thực sự cần thiết. Đối với người cư trú trên địa bàn huyện, xã này nhưng làm việc ở huyện, xã khác thì thu xếp, bố trí nơi ở tạm gần nơi làm việc, tránh thường xuyên đi, về giữa các địa phương với nhau.
đ) Từ 21 giờ 00, ngày 04/8/2021, vận động người dân không ra khỏi nhà và hạn chế phương tiện đi lại sau 21 giờ 00 ngày hôm trước đến 05 giờ 00 sáng hôm sau , trừ trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, cấp cứu và trường hợp đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu và nhu cầu của người dân.
e) Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị; nhất là tại các cơ sở: y tế, trường học, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chợ, siêu thị; thường xuyên cập nhật đánh giá trên bản đồ antoancovid.vn .
g) Huy động sự vào cuộc thiết thực của các ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
h) Tổ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp: có kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể theo trách nhiệm, quyền hạn của mình để tổ chức thực hiện trong công tác phòng chống dịch.
i) Rà soát, kiểm tra phương án 3 tại chỗ của các doanh nghiệp đã đăng ký, kiên quyết yêu cầu dừng sản xuất đối với các doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
1.3. Các giải pháp chuyên môn y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
a) Từ 0 giờ 00 ngày 04/8/2021, thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và cách ly tại nhà 14 ngày (sau khi hoàn thành cách ly tập trung) đối với trường hợp F1 và tất cả các trường hợp đi về từ vùng đang phong tỏa và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong thời gian này, tuyệt đối không để người bị cách ly rời khỏi địa điểm cách ly và không để giao tiếp với những người xung quanh; mở rộng khu cách ly dự phòng, kích hoạt toàn bộ các khu cách ly tập trung hiện có (kể cả các khu cách ly tập trung có thu phí) trên địa bàn tỉnh. Nếu vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn trong các khu cách ly, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Triển khai 10 đơn nguyên điều trị (20 giường bệnh) tại 10 Trung tâm Y tế huyện, với 200 giường bệnh; đưa vào hoạt động 2 Khu điều trị Covid-19 với 500 giường bệnh.
c) Quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến và phương án hoạt động của Bệnh viện dã chiến với quy mô từ 300-500 giường bệnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo; huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng chống dịch; khi có trên 600 người mắc bệnh Covid-19 thì huy động, tận dụng các cở sở trường học,... để thành lập bổ sung các Bệnh viện dã chiến.
d) Tăng cường công tác kiểm soát, đặc biệt là đội ngũ lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hoá đường dài.
đ) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, hóa chất theo phương châm “4 tại chỗ” ; sẵn sàng các phương án về cơ sở cách ly, cơ sở điều trị để có thể tiếp nhận số lượng lớn các trường hợp cách ly, các trường hợp mắc bệnh theo khả năng của tỉnh; thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không có triệu chứng tại các địa điểm như: ký túc xá, trường học, …theo Văn bản số 5838/BYT-KCB ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế. Chuẩn bị ngay phương án huy động toàn bộ các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân…để thu dung, điều trị cho nhóm bệnh nhân vừa và nặng; chú ý phải đảm bảo đủ hệ thống cấp ôxy tại các cơ sở này; đồng thời, đảm bảo nhân lực, các trang thiết bị, vật tư y tế và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng khi diễn biến dịch bệnh gia tăng trên địa bàn tỉnh.
e) Tăng cường công tác xét nghiệm sàng lọc chủ động với các đối tượng có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu vực chợ, siêu thị; tiếp tục nâng cao năng lực xét nghiệm trên địa bàn tỉnh.
g) Bảo đảm nhu cầu y tế cho người dân, bảo đảm hệ thống thường trực cấp cứu, số lượng xe cứu thương, ôxy y tế, máy thở…; tổ chức sàng lọc, phân loại F0 theo tình trạng bệnh lý để tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19, hạn chế tối đa tử vong; bảo đảm duy trì khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khác có nhu cầu.
h) Xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, vật tư y tế hợp lý đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế đảm bảo duy trì khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khác khi có nhu cầu, không để tình trạng người dân bị bệnh mà không được tiếp cận dịch vụ y tế. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để đầu cơ, găm hàng, đẩy giá thuốc lên cao.
i) Thực hiện nghiêm các quy định về bệnh viện, phòng khám an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tổ chức sàng lọc, phân luồng đối với tất cả cán bộ y tế, khách, người bệnh và người nhà người bệnh khi ra vào các cơ sở y tế.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
1.4. Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa:
a) Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân (trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, tờ rơi, tờ gấp,…) để nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân và lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hoá trong phòng chống dịch; đồng thời, quản lý chặt chẽ các trường hợp đi về từ các địa phương, khu vực, địa điểm có dịch.
b) Kiểm tra kỹ phương tiện vận chuyển hàng hóa liên tỉnh đi qua các Chốt/trạm, yêu cầu đăng ký lái xe, phụ xe (nếu có) để theo dõi, quản lý chặt chẽ lịch trình di chuyển của các lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh đảm bảo nguyên tắc “một cung đường, hai điểm đến” .
c) Tăng cường giám sát các nhà xe trong việc không cho lái xe, phụ xe về khu dân cư, gia đình để tránh lây nhiễm dịch ra cộng đồng. Tuyệt đối không để lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh tiếp xúc gần với người dân trong tỉnh.
d) Kiểm soát chặt chẽ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa liên tỉnh và xe cứu thương (đối với xe vận chuyển hàng hoá chỉ cho phép có 1 lái xe và tối đa 1 phụ xe, không cho người khác đi cùng; đối với xe cứu thương chỉ cho phép 01 lái xe, 01 nhân viên y tế, 01 người nhà và 01 người bệnh) , tuyệt đối không để lợi dụng chở người từ vùng dịch về địa phương. Trường hợp có người khác đi cùng trên phương tiện vận chuyển hàng hóa liên tỉnh đến Lâm Đồng mà không phải là phụ xe đã đăng ký trước với cơ quan chức năng thì đưa đi cách ly tập trung.
đ) In và phát đủ phù hiệu cho các phương tiện vận tải lưu thông nội tỉnh.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (in và phát phù hiệu), UBND các huyện, thành phố.
1.5. Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở:
a) Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ Covid-19 cộng đồng; huy động tối đa sự tham gia của lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh…để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vừa giảm tải cho lực lượng chính quy, lực lượng tuyến đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt hoạt động giám sát, truy vết của các Tổ Covid-19 cộng đồng, tuyệt đối không bỏ sót các trường hợp từ nơi khác trở về địa phương và không tùy tiện cho phép cách ly tại nhà trái quy định.
b) Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và giám sát cách ly y tế tại nhà đối với người hết thời gian cách ly tập trung trở về địa phương và các trường hợp này được xem như F1; khoanh vùng, xử lý ngay khi có trường hợp mắc bệnh xuất hiện, quyết liệt truy vết các trường hợp F1, F2 và áp dụng các biện pháp cách ly theo quy định; bảo đảm trang thiết bị phòng hộ cho lực lượng tuyến đầu, tình nguyện viên.
c) Thành lập Tổ phản ứng nhanh Covid-19 để kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất, cấp bách.
d) Cán bộ tham gia phòng, chống dịch thực hiện tốt công tác dân vận khéo, ứng xử hài hoà, thuyết phục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp chống đối.
đ) Lắp đặt bổ sung và phát huy hiệu quả hệ thống camera an ninh để giám sát việc chấp hành của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
e) Các thôn, tổ dân phố, Tổ Covid-19 cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn bộ lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, người tạm trú, nhà trọ, nhà cho thuê trên địa bàn; hàng ngày, tổng hợp, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi, quản lý.
Cơ quan chủ trì thực hiện: UBND các huyện, thành phố.













 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Lâm Đồng và Vietnam Airlines

(Lamdongtv.vn) - Sáng 3/5, tại TP Đà Lạt, Ông Nguyễn Thái Học, Quyền Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc cùng các thành viên Đoàn công tác Tổng Công ty hàng không Việt Nam nhằm thảo luận, trao đổi một số nội dung liên quan đến chương trình hợp tác toàn diện giữa hai bên từ năm 2022 đến nay và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK