(Lamdongtv.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp chủ trì hội nghị đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 và triển khai giải pháp quản lý năm 2022. Tham dự có các địa phương, ngành lâm nghiệp và đơn vị chủ rừng
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp, khẳng định: Năm 2021 Lâm Đồng đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, lâm sản và diện tích thiệt hại, đây là điều đáng mừng, tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận thật rõ thực trạng khi rừng và đất rừng thời gian qua vẫn bị xâm hại hết sức nóng bỏng. Một số địa phương đã trở thành điểm nóng phá rừng, nổi cộm về số vụ rất cao như: Huyện Đam Rông xảy ra 132 vụ, Tp Đà Lạt 85 vụ, Bảo Lâm 80 vụ, Đức Trọng 76 vụ, Lạc Dương 61 vụ… thực trạng đã gây ảnh hưởng xấu đến dư luận. Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh, hội nghị này không phải để biểu dương, khen thưởng hay báo cáo thành tích, đây là dịp để mỗi cấp, ngành nhìn nhận rõ ưu điểm, kinh nghiệp để phát huy, nhưng đồng thời để thấy rõ lỗ hổng, thực trạng rừng và đất lâm nghiệp đang bị xâm hại. Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Văn Hiệp khẳng định: Giữ rừng là trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị của Lâm Đồng. Rừng xanh, độ che phủ cao là tài sản quý giá cho hôm nay và muôn đời sau. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng chúng ta phải động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân và tập làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Song phải kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm để xảy ra mất rừng, phá rừng. Do đó, Chủ tịch UBDN tỉnh đề nghị, nhiệm vụ thời gian tới là rất rõ ràng, phải thực hiện nghiêm chỉ tiêu theo tính phám lệnh được đề ra, nhất là ngay sau hội nghị này triển khai:
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp, yêu cầu các ngành liên quan và địa phương đốc đốc, thực hiện đảm bảo về tiến độ công tác quy hoạch 3 loại rừng, đây là vấn đề được cử tri trong tỉnh kiến nghị, phản ánh rất nhiều. Đặc biệt, Chủ tịch UBDN tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT nghiêm túc, thực hiện 4 nội dung được giao theo chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến ngành:
Theo báo cáo, năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 490 vụ vi phạm Luật lâm nghiệp, giảm 28% số vụ so với cùng kỳ, trong đó 66% số vụ xác định được đối tượng, 168 vụ chưa xác định được đối tượng. Cơ quan chức năng đã tịch thu hơn 930m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách cho nhà nước trên 6 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm tình hình lấn chiếm đất lâm nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp với 579 vụ, diện tích lấn chiếm 154ha, tái lấn chiếm 85 vụ diện tích hơn 24ha, ngành lâm nghiệp, địa phương đã giải tỏa hơn 150ha. Các địa phương trong tỉnh đã trồng hơn 6 triệu cây xanh các loại theo kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh, đạt hơn 179% kế hoạch giao. Về quản lý các dự án thuê rừng, Lâm Đồng hiện có 322 dự án thuê rừng còn hiệu lực hoạt động. Đến nay UBND tỉnh đã thu hồi 208 với diện tích trên 30.000ha được thu hồi một phần và thu hồi toàn bộ. Nguyên nhân thu hồi do triển khai chậm, chủ đầu tư không bí trí lực lượng quản lý để xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Đối với thực hiện sinh kế, năm 2021 Lâm Đồng đã thu về hơn 290 tỷ đồng, đảm bảo nguồn chi trả dịch vụ môi trường cho gần 16.000 hộ nhận khoán.
Tại hội nghị, đại diện các ngành, địa phương đã thảo luận, nhìn nhận rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm để xảy ra phá rừng, dù giảm cả 3 tiêu chí, nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch UBND tỉnh giao. Các địa phương và ngành lâm nghiệp đã phân tích, dự báo tình hình, đồng thời đề xuất giải pháp, kiến nghị để tập trung làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng thời gian tới. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo nội dung trực tiếp của Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, đề nghị các ngành, địa phương nhất là ngành lâm nghiệp, đơn vị chủ rừng cần nghiêm túc nhìn nhận rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, tiếp tục các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, trong đó cần đề cao vai trò của người đứng đầu đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực liên quan; tiếp tục làm rõ các diện tích đất rừng hiện nay chưa rõ ràng; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà kính, nhà lưới trong vùng lâm nghiệp và việc cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến quy hoạch 3 loại rừng; đặc biệt năm 2021 phải kiên quyết giảm được tiêu chí bảo vệ rừng theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBDN tỉnh, tăng cường tuần tra, kiểm soát, đặc biệt phải tổ chức điều tra, xác định các vụ, đối tượng phá rừng để có biện pháp xử lý nghiêm trước pháp luật. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu rõ vấn đề kiểm điểm vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị liên quan và thực hiện đồng bộ việc luân chuyển cán bộ, nhân viên các đơn vị quả lý bảo vệ rừng.
Mạnh Thành