(Lamdongtv.vn) - Sau khi Chính phủ triển khai nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã tạo động lực cho các hoạt động kinh tế- xã hội dần phục hồi vá phát triển
Tại tỉnh Lâm Đồng, hầu hết các doanh nghiệp cũng đã phục hồi và hoạt động trở lại, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển hiệu quả.
Sau nhiếu tháng ngưng trệ sản xuất, đến nay doanh nghiệp này đã hoạt độnhg trở lại và chạy đạt gần khoảng 70% công so với trước đây. Cùng với việc phục hồi sản xuất nhanh thì các đối tác xuất khẩu của doanh nghiệp cũng đã nối lại giao thương, đây là tín hiệu khá lạc quan nhưng cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhiếu thách thức.
Không bị ảnh hưởng nhiều về đầu ra sản phẩm, bởi giai đoạn từ giữa năm 2021 đến nay, ngành ươm tơ dệt lụa có nhiều khởi sắc do thị trường xuất khẩu tơ lớn nhất là Ấn Độ mở cửa trở lại và giá kén, giá tơ thô cũng tăng lên đáng kể. Nhưng cùng với niềm vui có những đơn hàng lớn thì áp lực sản xuất cho kịp thời gian giao hàng cũng là một vấn đề không nhỏ khi các doanh nghiệp khi phải cùng lúc tuân thủ quy trình phòng dịch Covid- 19 và đẩy nhanh công suất của các nhà máy. Đồng thời vấn đề thiếu vốn để đầu tư tái sản xuất cũng là thách thức chung của các doanh nghiệp.
Phục hổi sản xuất sau dịch đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức, nhưng trong thách thức cũng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sức khỏe. Nhưng để tiếp cận thị trường và mở rộng sản xuất thì các doanh nghiệp cũng cần được chấp cánh từ các chính sách thiết thực của nhà nước trong việc quảng bá, kích cầu các sản phẩm của địa phương ra thị trường trong và ngoài nước.
Dịch Covid-19 đã từng bước được kiểm soát tuy nhiên sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn còn chậm, chỉ dừng lại ở mức ổn định sản xuất. Nhưng đó là những tín hiệu rất khả quan. Hiện nay chủ trương chủ trương của tỉnh Lâm Đồng là các cấp, ngành đơn vị liên quan phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế để các doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sẽ góp phần cho sự tăng trưởng chung của kinh tế- xã hội địa phương. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa. Tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp cần lúc này là các chính sách của tỉnh sẽ được áp dụng linh hoạt, kịp thời hơn nữa, đáp ứng kỳ vọng như liều thuốc trợ lực cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững hơn ./.
Thùy Dương