Tin tức

Trả lan lại cho rừng

Thứ hai, 01/01/0001 - 00:00

(Lamdongtv.vn) - Được xem là “trung tâm đa dạng Lan của Việt Nam”, Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng là nơi phân bố của nhiều loài lan có ý nghĩa lớn về mặt bảo tồn, trong đó đặc biệt có các loài lan đặc hữu, quý hiếm và giá trị kinh tế cao, nhưng đang bị khai quá mức và có nguy cơ không còn tìm thấy trong tự nhiên

Vì vậy, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên đã nghiên cứu, nhân giống và đưa các loài lan đặc hữu về lại trường rừng và đã đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống cũng như môi trường tự nhiên.

Chúng tôi đã có dịp ngắm nhìn những giò lan rừng sau khi được Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên nhân giống,thành công và đưa vào nuôi trồng ở môi trường bán hoang dã tại một điểm du lịch thuộc khu du lịch Quốc gia Hồ Tuyền Lâm – Tp Đà Lạt. Sau 2 năm được trồng và chăm sóc, 5 giống lan đặc hữu bao gồm: Lan hoàng thảo dẹt, hoàng thảo trần kim, lan hài vàng, hạc đính vàng, hạc đính nâu đã  khoe sắc trên những sườn đồi, tạo nên một cảnh sắc nên thơ riêng có  cuốn hút du khách.

Để nhân giống lan rừng thành công, các nhà khoa học đã nghiên cứu  các đoạn thân, chồi ngủ, phát hoa, quả hoặc củ của các mẫu hoa lan. Bằng phương pháp ươm kie, tách bụi và tách cây hoặc ơm cuống hoa và tách củ đã nhân giống được 25 ngàn cây hoa lan thuộc 5 loài lan quý hiếm trên. Sau khi đã hoàn thiện được các bước từ nhân giống đến chăm sóc cây trưởng thành ở điều kiện bán hoang dã, tán rừng tự nhiên và  xây dựng các mô hình trồng lan bán hoang dã vừa nhằm mục đích bảo tồn nguồn gen các loài lan một cách có hiệu quả, vừa nhằm phục vụ loại hình du lịch sinh thái.

Việc nghiên cứu nhân giống những loài lan đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế này không những đem lại tiềm năng kinh tế to lớn của họ Lan mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen thiên nhiên quý hiếm và tạo nguồn nguyên liệu ban đầu để lai tạo ra các con lai mới có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là trong tình trạng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác cạn kiệt và môi trường sống tự nhiên của họ Lan ngày càng bị thu hẹp. Để những cành lan được trở lại với rừng, được khoe sắc trong ngôi nhà thiên nhiên rộng lớn và tiếp tục đưa đến cho đời những mùa xuân sức sống.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa