Tin tức

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022

Thứ ba, 21/12/2021 - 10:19

(Lamdongtv.vn) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022 tại 63 điểm cầu trên toàn quốc.Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị, cùng tham dự có ông Phạm Bình Minh, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng chính phủ và đại diện các ban, bộ, ngành trung ương. Tại điểm cầu Lâm Đồng, ông Trần Văn Hiệp, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các cơ quan tư pháp tham dự. 
 

 
Năm 2021 toàn Ngành Tư pháp đã tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Quốc hội, quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ với phương châm “đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động, khát vọng phát triển”. Bộ tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội 2 luật, 5 nghị quyết, cho ý kiến đối với 5 dự án luật khác. Thẩm định một số văn bản và các quy định liên quan tới đời sống dân sinh, phòng chống covid19 và phục hồi phát triển kinh tế. Năm 2021 toàn ngành tư pháp đã thẩm định trên 7600 dự thảo, kiểm tra, rà soát hơn 42000 văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 493.000 việc.
 

 
Đối với công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, con nuôi, lí lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước cũng như công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được triển khai ngày càng đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả. Toàn ngành đã công chứng, chứng thực thực trên 95 triệu hợp đồng giao dịch và bản sao, trên cả nước đã cấp hơn 550 ngàn lý lịch tư pháp... Ngành Tư pháp cũng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quản lý, xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật. Bên cạnh kết quả đạt được, năm 2021, công tác tư pháp, pháp chế vẫn còn một số tồn tại hạn chế như chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, hoạt động bổ trợ tư pháp vẫn còn xẩy ra tình trạng sai sót.v.v... 

 
           Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi thảo luận về những khó khăn thuận lợi cũng như kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tư pháp. Năm 2022 ngành tư pháp xác định tiếp tục tăng cường đoàn kết, trách nhiệm, chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả hiệu lực hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm được giao. 
 

 
          Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò trách nhiệm cũng như những kết quả mà toàn ngành tư pháp đã đạt được trong năm 2021. Đồng thời lưu ý, thời gian tới, ngành tư pháp cần tiếp tục kiện toàn bộ máy, khắc phục những tồn tại hạn chế, cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng thi hành pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả cao. Ngành Tư pháp cần tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ, UBND các cấp xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới ngành Tư pháp cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hiệu lực, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành. Thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH năm 2022 và các năm tiếp theo./. 
 

Văn Thế

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT