Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, hàng năm có hàng trăm thông tư hướng dẫn luật được ban hành, nhưng chất lượng và tính minh bạch còn nhiều hạn chế
Nếu không được sửa đổi, bãi bỏ những thông tư này sẽ làm cho môi trường kinh doanh khó được cải thiện.
Theo thống kê, tính từ 1/1/2016 đến 20/7/2020, số lượng thông tư chiếm hơn 68% tổng số lượng Văn bản pháp luật ban hành. Thông tư đang giữ vai trò vô cùng quan trọng khi hiện thực hóa các chính sách của nhà làm luật và tác động rất lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.
Ví dụ như Thông tư số 40 quy định chủ sở hữu sàn giao dịch điện tử phải thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đã gặp phải phản đối mạnh mẽ của các DN kinh doanh sàn thương mại điện tử, dẫn đến phải sửa đổi ngay sau khi ban hành.
Theo Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021” , khi rà soát văn bản còn nhận thấy dường như đang có tình trạng lạm dụng ban hành thông tư trong hệ thống pháp luật về kinh doanh.
Thời gian qua, một số thông tư đã bị ngưng hiệu lực vì chất lượng “có vấn đề”. Ví dụ: Thông tư số 15 của Bộ KH-CN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ” bị ngưng hiệu lực thi hành khi mới ban hành khoảng 8 tháng. Các thông tư thay đổi liên tục làm cho người kinh doanh không thể tiên liệu được trogn quá trình hoạt động của mình. Chính vì thế tạo ra quá nhiều chi phí, rủi ro đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
Các chuyên gia vẫn khẳng định vài trò của, thông tư có tính chất cầu nối, chuyển tải quy định tại luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định vào thực tiễn. Vậy nên những thông tư ban hành kém chất lượng , thiếu nhất quán, thiếu tính khả thi nếu không được sửa đổi, bãi bỏ sẽ làm cho môi trường kinh doanh khó được cải thiện./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng