Đầu tư công có vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, nhiều bộ, cơ quan, địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn
Trrong khi nền kinh tế đang ở giai đoạn phục hồi, nhu cầu đầu tư phát triển, đầu tư công đang trở thành động lực vô cùng quan trọng cần được thúc đẩy.
5 Bộ, Ngành và 17 Địa phương đạt trên 30%
41/51 Bộ, Ngành và 21/63 Địa phương đạt dưới 20%, trong đó có 5 Bộ chưa giải ngân đồng vốn nào.
Đây là số liệu giải ngân đầu tư công khi đi gần hết nửa chặng đường của năm 2022. 5 tháng, tỷ lệ ước giải ngân chỉ đạt 22,37% kế hoạch. Như vậy, khối lượng còn lại cần giải ngân vốn của các tháng còn lại năm nay là rất lớn.
Hiện, Chính phủ đã lập 6 tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm nay tại các bộ ngành, cơ quan trung ương chưa phân bổ kế hoạch vốn và có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước (18,48%). Việc thúc giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ đánh giá là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Loạt giải pháp được đưa ra là đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn liên quan tới đất đai, tài nguyên; nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; cập nhật và điều chỉnh đơn giá xây dựng... Trường hợp đơn vị nào chậm giải ngân sẽ rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn sang các dự án giải ngân tốt, thiếu vốn.
Năm nay, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách được Quốc hội giao gần 526.106 tỷ đồng, chưa gồm lượng vốn từ gói phục hồi kinh tế - xã hội. Áp lực giải ngân vốn năm nay được đánh giá là rất lớn, nên cần nỗ lực từ các cấp, ngành và đề cao vai trò và trách nhiệm người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng