Tin tức

Ngành vận tải biển nội địa đối phó trước cơn bão giá xăng, dầu

Thứ ba, 05/07/2022 - 08:07

Dù khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 6 tháng đầu năm tăng 2%, trong đó, hàng container tăng 1% so với cùng kỳ nhưng giá xăng, dầu liên tục tăng đột biến như hiện nay gây áp lực rất lớn đến chi phí của các doanh nghiệp vận tải biển

Trong khi đó, do hợp đồng ký kết từ trước, nhiều chủ hàng không chấp nhận tăng giá cước nên các DN vận tải biển phải” thắt lưng buộc bụng” tính toán căn cơ để đảm bảo hạn chế thấp nhất các thiệt hại.
Theo tính toán của một doanh nghiệp hoạt động cả lĩnh vực vận tải đường biển, một tàu container trọng tải 10.000 DWT chạy tuyến Hải Phòng - TP.HCM ngốn khoảng 35-40 tấn dầu. Với giá nhiên liệu tăng đột biến như hiện nay thì doanh nghiệp sẽ mất khoảng 3,5% lợi nhuận.Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tính toán căn cơ trong các hoạt động vận tải để đảm bảo hạn chế thấp nhất các thiệt hại.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) là đơn vị duy nhất hoạt động trên cả 3 lĩnh vực: vận tải biển - khai thác cảng - dịch vụ hàng hải có đội tầu 64 chiếc với tổng trọng tải 1,45 triệu DWT, chiếm khoảng 20% đội tàu biển quốc gia. Cơn bão giá xăng dầu đã gây áp lực rất lớn bởi chi phí nhiên liệu trong cơ cấu giá thành chiếm khoảng 35-40%, vì vậy VIMC  buộc phải tính toán các giải pháp kinh doanh phù hợp nhất.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, chỉ có các hãng tàu lớn của quốc tế là có thể tăng giá cước, còn vận tải nội địa phải giữ giá để giữ chân khách hàng và điều đáng tiếc là Việt Nam lại thiếu hụt đội tầu container quốc tế nên chỉ thực hiện các tuyến vận tải nội địa và các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Theo Bộ GTVT, năm 2015 thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tầu Việt Nam đảm nhận 10% thì đến năm 2020 thị phần giảm một nửa, trong khi đó hệ thống cảng biển của Việt Nam phát triển mạnh, có thể đón tất cả các tàu lớn nhất thế giới vào hoạt động, thời gian tàu nằm chờ cầu để làm hàng rất thấp.
Việt Nam hiện  hội nhập quốc tế sâu rộng nhiều hiệp định thương mại tự do, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)... Vì vậy, nếu chúng ta không có giải pháp đột phá và dài hơi hơn về phát triển đội tầu, chắc chắn hàng hóa khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT