Khu di tích lịch sử đặc biệt của cách mạng Lào tại Làng Ngòi-Đá Bàn xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng, chứng minh cho mối tình hữu nghị đoàn kết, keo sơn của nhân dân 2 nước Việt Nam – Lào
Tại đây, ngày 13/8/1950, đã diễn ra Đại hội toàn quốc Mặt trận Lào kháng chiến. Tháng 12/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc với các lãnh đạo Chính phủ kháng chiến Lào và thăm đồng bào địa phương.Lần đầu tiên được đến nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu-Pha-Nu-Vông tại khu di tích lịch sử Đá Bàn, những lưu học sinh này cảm thấy rất vinh dự, tự hào khi được tìm hiểu về lịch sử cách mạng dân tộc và tình hữu nghị đã có từ lâu đời giữa hai nước Việt Nam – Lào.
Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ tỉnh Xiêng Khoảng - Lào triển khai nhiều dự án có hiệu quả về lĩnh vực nông nghiệp, tích cực hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và du lịch, giao lưu nhân dân. Từ năm 2013, Trường Đại học Tân Trào bắt đầu tiếp nhận những lưu học sinh đầu tiên của tỉnh Xiêng Khoảng. Các em được miễn hoàn toàn học phí, chỗ ở, điện nước sinh hoạt và được hỗ trợ hơn 3,5 triệu đồng/ tháng…. Hiện nhà trường đang tiếp nhận 18 sinh viên đến từ các tỉnh của Lào theo học nhiều chuyên ngành khác nhau.
Giờ đây Khu di tích lịch sử cách mạng Lào ở Mỹ Bằng đã được quy hoạch xây dựng với nhiều di tích và là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung, trong sáng giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thân Xu-Pha-Nu-Vông, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn đã đặt nền móng và dày công vun đắp.
Tin từ phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng