Tin tức

Cảnh báo gia tăng tình trạng bạo lực học đường

Thứ bảy, 01/10/2022 - 08:44

(Lamdongtv.vn) - Vụ việc này bắt đầu vào đầu tháng 9, Xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, 2 học sinh Trường THCS-THPT Tây Sơn – TP Đà Lạt bị một nhóm học sinh trường khác đánh nhập viện.


Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường (BLHĐ) đang trở thành vấn đề đáng báo động đối với Ngành giáo dục và toàn xã hội. .Điều này cần được quan tâm và có sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, thầy cô và nhà trường. Vụ việc này bắt đầu vào đầu tháng 9, Xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, 2 học sinh Trường THCS-THPT Tây Sơn – TP Đà Lạt bị một nhóm học sinh trường khác đánh nhập viện. Thay vì hòa giải, em Y gọi cho anh trai của mình đến để đánh T dẫn đến phải nhập viện. Sau đó, Công an TP.Đà Lạt đã mời 10 học sinh liên quan để làm việc và xử lý theo quy định. Đây chỉ  là vụ việc xảy ra gần nhất trong số còn nhiều vụ đánh nhau ở tuổi vị thanh niên khi các em đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Vụ việc đang là hồi chuông báo động để gia đình và nhà trường cùng chung tay ngăn chặn và giáo dục cho con trẻ trong thời điểm các em ở tuổi dậy thì, mọi suy nghĩ và hành động đều khó trong tầm kiểm soát và hơn nữa với một xã hội đang phát triển, việc sử dụng các trang mạng xã hội dễ dàng đã góp phần hình thành nên tính cách riêng, muốn làm chủ bản thân.

Em Nguyễn Trần Việt Hùng – Lớp 8A9, Trường THCS Phan Chu Trinh nói: Em thấy hành động của bạn là không đúng, chúng ta phải có cách xử lý khác hơn bởi trong trường chúng em đều được thầy cô giáo dục và tuyên truyền thông qua nhiều cách. Ngoài ra trường còn có câu lạc bộ chống bảo lực , ở đó chúng em nếu có những khó khăn hay cần đền sự hỗ trợ thì đều được thầy cô sẵn sàng chia sẻ…

Để nâng cao kiến thức, hạn chế tình trạng bạo lực học đường, vào đầu năm học, 157 trường THCS, 59 trường THPT và các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đều triển khai các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng chống bạo lực học đường đến toàn thể học sinh. Không chỉ vậy, các trường phổ thông đều thành lập các câu lạc bộ, các phòng tham vấn học đường nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh chia sẻ những khó khăn, vướng mắt khi gặp phải những điều khó chia sẻ.

Trương Thị Vinh – Hiệu trưởng trường THCS Phan Chu Trinh cho hay: Nhà trường cũng quan tâm đến học sinh bằng nhiều cách như…. Tất cả nhằm hạn chế bạo lực học đường và sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh là điều hết sức cần thiết 
Thiếu tá Trương Vĩnh An – Đội ATGT – công an tỉnh lâm Đồng cho biết: Chúng tôi đều phối hợp với các trường để tuyên truyền về ATGT và bạo lực học đường. Xử lý mạnh các trường hợp học sinh vi phạm 

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: Khi được chia sẻ, giải bày kịp thời, người có nhu cầu tư vấn tâm lý sẽ giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực hình thành trong lúc nóng nảy, suy nghĩ chưa thấu đáo. Theo đó, về phía học sinh, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Phía nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục, có biện pháp răn đe khi cần thiết. Với gia đình cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái, biết lắng nghe, kịp thời chấn chỉnh những suy nghĩ, hành động sai trái liên quan đến BLHĐ để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Bạo lực học đường không chỉ gây tổn thương về thể chất, tinh thần, còn để lại di chứng nặng nề đối với sự phát triển tương lai của học sinh bị bạo hành.
Thiết nghĩ, để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt bạo lực học đường cần có sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, quản lý, quan tâm đến con trẻ để không phải hối tiếc khi sự việc đã rồi./. 
Bích Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK