Tin tức

Gieo chữ ở làng Phong - Quy Nhơn

Thứ năm, 24/11/2022 - 07:01

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ 6km, thế nhưng những khoảng cách giữa làng phong Quy Hòa với mọi người dường như xa hơn khoảng cách địa lý ấy.Ngay nơi ấy, có 1 ngôi trường chỉ vỏn vẹn có 4 phòng học đã giúp cho biết bao trẻ em trong làng chắp cánh ước mơ con chữ và đằng sau đó là tấm lòng bao dung, đức hi sinh của những thầy, cô giáo nơi đây.

 

 
Ngôi trường Quy Hòa một trong những cơ sở của trường Tiểu học Kim Đồng nẳm sâu trong thung lũng Quy Hòa. Có rất nhiều điểm đặc biệt ở ngôi làng này khi mà nơi đây là nơi sinh sống của các thế hệ bệnh nhân phong và ngôi trường này cũng vậy, Tất cả đều là con em bệnh nhân phong, ngay cả thầy cô giáo đứng lớp cũng là người của làng. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa là một trong những những giáo viên đứng lớp ở đây trong 20 năm qua. Bố mẹ cô giáo Hoa là những bệnh nhân phong đầu tiên gắn đời mình với làng phong Quy Hòa. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Khoa Giáo dục tiểu học, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hoa đã tình nguyện trở về gieo chữ ở làng phong Quy Hòa. Cùng với cô giáo Hoa, còn có 4 thầy, cô giáo khác  cũng đều đặn lên lớp mỗi ngày gieo chữ cho những đứa trẻ làng phong. Những lớp học tình người đang lặng thầm gieo mầm cho những trẻ em nghèo làng phong hôm nay thoát mù con chữ.
 

 
Hiện ngôi trường có 5 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Hơn nữa, với đặc thù con em bệnh nhân phong điều kiện kinh tế khó khăn nên việc quan tâm con em trong vấn đề học tập cũng còn hạn chế, thế nhưng điều đó không ngăn cho các thầy cô vẫn miệt mài truyền dạy những kiến thức của mình đến với các em, và tại ngôi trường này, thành tích học tập, lao động vẫn đơm hoa kết trái.
 

 
Hiện ngôi trường này có khoảng 170 em học sinh tiểu học theo học, do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư ngôi trường đã thể hiện sự quan tâm của ngành giáo dục đối với việc học của con em bệnh nhân phong. Tuy nhiên, một khó khăn mà nhà trường đang phải đối mặt đó chính là chỉ có 4 phòng học trong khi có đến 5 lớp học. Nều năm học tới áp dụng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học phải học 2 buổi thì rõ ràng cơ sở vật chất không thể đáp ứng được.
 

 
Những lớp học như thế này là là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hồi sinh của vùng đất này. Một tương lai mới đang mở ra, và một quá khứ đau buồn đã khép lại, những đứa trẻ trong làng giờ đã có thể ấp ủ những ước mơ cao và xa hơn nơi chân trời tri thức./.
 

 
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK