Tin tức

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2023

Thứ hai, 19/12/2022 - 13:26

(Lamdongtv.vn) - Tại Hà Nội, ông Phạm Bình Minh - UV Bộ Chính trị, Phó thủ tướng TT Chính phủ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ tư pháp cùng các Thứ trưởng Bộ tư pháp đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về công tác tư pháp năm 2022 và triển khai các nội dung năm 2023

Các Bộ, ban ngành trung ương và địa phương cùng tham dự. Về phía tỉnh Lâm Đồng có ông Phạm S - phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Tạo – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng và các sở ban ngành liên quan.
Năm 2022, ngành Tư pháp đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tập trung giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trên một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật như: Bộ tư pháp đã tổ chức thẩm định 32 đề nghị xây dựng văn bản và 251 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu cho chính phủ trình Quốc Hội thông qua 12 luật, 6 nghị quyết và cho ý kiến 14 dự án luật khác. Công tác hòa giải tại cơ sở tiếp tục đạt kết quả với trên 99.600 hồ sơ được tiếp nhận , tỷ lệ hòa giải đạt trên 81 %. Hệ thống thi hành án dân sự hoàn thành xong hơn 538 ngàn hồ sơ, đạt 82%. Tiếp tục thực hiện dữ liệu hộ tịch điện tử  với 58.3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại. trong năm cũng giải quyết gần 3.000 trường hợp nhận nuôi con nuôi . Xây dựng và vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước; công tác trợ giúp pháp lý lần đầu tiên được triển khai đồng bộ trong tất cả Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế có nhiều dấn ấn quan trọng …
Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, đã thẩm định 89 dự thảo văn bản quy phạp pháp luật, triển khai thực hiện đề án đổi mới , nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 – 2022; hòa giải thành công 1.448 vụ việc, đạt trên 75%; giải quyết 6 trường hợp trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài … Năm 2023, ngành Tư pháp sẽ giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế như: Tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để; việc theo dõi thi hành pháp luật còn có lúng túng nhất định; công tác phổ biến giáo dục pháp luật có nơi, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030; Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, nhất là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đăng ký biện pháp bảo đảm… 
Bích Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa