Sau hai năm tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", đặc biệt sau ngày 15/3/2022, mở cửa du lịch quốc tế, kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện
Các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam dự kiến năm 2022 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ đều có sự tăng trưởng đáng kể, lần lượt là 3,36%; 7,78% và 9.99%. Điểm tích cực là tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.Hoạt động thương mại, dịch vụ tiêu dùng, vận tải, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài phục hồi phục mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục mới với 732,5 tỷ USD, xuất siêu 11,2 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây
Có được kết quả này là nhờ Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí, chính sách mở cửa.
Bức tranh kinh tế tháng 2 năm nay, các ngành thương mại và dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Đơn cử tăng trưởng doanh thu bán lẻ dịch vụ du lịch và ăn uống, lưu trú tăng hơn 124% so với cùng kỳ.
Dù nỗ lực phục hồi kinh tế vẫn còn gặp phải khó khăn, đó là sự biến động lớn của giá cả hàng hóa trên thế giới trước tác động khủng hoảng tại Ukraine, áp lực lạm phát..., tuy nhiên, các chính sách của Chính phủ đã luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng