Tin tức

Kỳ 1 - Lâm Đồng: Bức tranh sáng đầu tư công năm 2022

Chủ nhật, 26/03/2023 - 17:01

(Lamdongtv.vn) - Năm 2022, bức tranh kinh tế, xã hội Lâm Đồng lấp lánh những gam màu sáng, khi nhiều nhóm ngành tăng trưởng ấn tượng. Nỗi bật, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tư đứng ở tốp cao của cả nước.

Điều này khẳng định sự quyết tâm và những chỉ đạo, điều hành kịp thời, hợp lý, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để lại dấu ấn rõ nét.
 

 
Bước vào năm 2022, phát triển KTXH được dự báo có nhiều khó khăn, trong bối cảnh dịch Covid-19 và tác động tình hình thế thới, trong nước, nhất là giá các loại hàng hóa thiết yếu tăng cao. Tuy nhiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định quyết tâm phục hồi, đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm để bức phá vươn lên với sự khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, trong đó giải ngân vốn đầu tư công về đích với điểm sáng ấn tượng.
 



 
Năm 2022, tỉnh Lâm Đồng phân bổ vốn trên 5 nghìn 700 tỷ đồng; đến hết tháng 1 năm 2023 hoàn thành 100% kế hoạch, cao hơn mức bình quân cả nước (tỷ lệ đạt 92,9%). Trong đó, vốn được Thủ tướng Chính phủ giao là 5.289 tỷ đồng, giải ngân đạt hơn 120% kế hoạch (trong đó, vốn ngân sách Trung ương đạt 92,5%; vốn ngân sách địa phương đạt 131,7%). Lâm Đồng cũng vận dụng tốt nguồn vốn Xổ số Kiến thiết của tỉnh với hơn 1,3 tỷ đồng để triển khai các chương trình an sinh xã hội hiệu quả. Đối với việc triển khai vốn ba Chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2022 hơn 400 tỷ đồng, dù được Trung ương phân bổ giữa năm nhưng tỷ lệ giải ngân cũng bảo đảm kế hoạch. Các ngành, địa phương đã bám sát chỉ đạo của tỉnh, xây dựng cụ thể đề án, ban hành cơ chế, chính sách, triển khai lồng ghép thực hiện, trong đó tập trung vào các công trình giao thông đường bộ, phát triển nông nghiệp...
Có được kết quả này, phải nói rằng suyên suốt công tác chỉ đạo, Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh đã kiện toàn Tổ công tác, thường xuyên bám cơ sở, tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, qua đó kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình, nhất là những dự án trọng điểm, có tính cấp thiết như Cao tốc, Đèo Prenn, các dự án hồ Thủy lợi.... Trong quá trình triển khai, nhiều địa phương đã linh động, vào cuộc quyết liệt, như: Thành phố Đà Lạt, huyện Di Linh... đã trở thành điểm sáng trong giải ngân vốn đầu tư công.
 

 
Tỉnh Lâm Đồng luôn thể hiện quan điểm, việc đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực để phát triển trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, tỉnh đã tích cực huy động nguồn lực từ khối tư nhân gắn với nguồn vốn đầu tư công để tạo nguồn lực kết hợp thực hiện kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đặc biệt, năm 2022 bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, Lâm Đồng rất đáng tự hào, và có thể coi như “kỳ tích” với một tỉnh Tây Nguyên khi hoàn thiện thủ tục để Chính phủ chấp thủ chủ trương đầu tư tuyến đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, trong tương lai sẽ mở ra sự phát triển mới, động bộ, kết nối giao thông các tỉnh, thành trong khu vực.

Kỳ vọng cho “làn sóng” đầu tư mới, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, những thành tựu đạt được của nền kinh tế là dấu ấn ấn tượng của tỉnh. Do đó, thúc đẩy đầu tư, bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là đòn bẩy trong biểu đồ kinh tế. Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng nhận diện rõ vấn đề này trong năm 2023 để tiếp tục đổi mới tư duy, xác định tầm nhìn theo đúng chủ trương, hành động, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, tiếp tục khẳng định là địa phương đứng ở tốp cao của cả nước về giải ngân vốn đầu tư trong năm nay. Trong kỳ 2, Phóng sự tiếp tục phản ánh mục tiêu, giải pháp đầu tư công năm 2023 của Lâm Đồng./.
 

 
Mạnh Thành - Quang Hoạt

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa