Theo Ngân hàng Thế giới World Bank giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm 21% trong 2023, ảnh hưởng không nhỏ đến triển vọng tăng trưởng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa
Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế đánh giá bên cạnh những thách thức thì cũng sẽ mang lại những cơ hội.
Lạm phát ở nhiều nước lên cao, khi đó các nước phải áp dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều này đã đẩy các nền kinh tế vào suy thoái, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, giá hàng hóa giảm. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở thuộc nhóm lớn nhất thế giới với độ mở khoảng trên 200%. Vì thế, mọi diễn biến của giá hàng hóa thế giới tác động rất nhanh chóng và rất trực tiếp tới Việt Nam.
Thống kê, trong quý I của Bộ Công Thương, trong tổng số 45 nhóm hàng xuất khẩu chính có đến 35 nhóm hàng tăng trưởng âm. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm. Trong đó, mặt hàng cà phê giảm 1,7%, các mặt hàng chủ lực ngành thủy sản giảm 8-39%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 34,8%, mặt hàng nông sản giảm 14,4%, dệt may giảm…% (Đồ họa). Tuy nhiên, giá hàng hóa thế giới giảm không chỉ tạo ra thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn tạo ra cơ hội cho các ngành hàng sản xuất xuất khẩu vốn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Tình trạng quá mua do đợt khủng hoảng thời kỳ Covid-19 đã khiến lượng đặt hàng giảm đáng kể trong năm 2023. Cùng với đó là giá hàng hóa toàn cầu giảm đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, và Việt Nam không là ngoại lệ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ứng phó với nghịch cảnh, nền kinh tế Việt Nam sẽ tìm được những cơ hội trong thách thức.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng