(Lamdongtv.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 5/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Tại tổ đại biểu số 7, Đoàn ĐBQH các tỉnh Lâm Đồngđã tham gia đóng góp ý kiến vào Luật này. Các ý kiến của đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
Các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Các ý kiến của đại biểu tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo, không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường. Đồng thời cho rằng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có liên quan đến nhiều luật như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng..., do đó, cần rà soát kỹ để tránh chồng lấn, xung đột về phạm vi điều chỉnh. về một số quy định của dự thảo Luật, Đại biểu Trần Đình Văn – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị cân nhắc để bảo đảm phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể
Tán thành với việc bỏ quy định này, các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng trong thực tế quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội khó khả thi khi triển khai. Bởi, nếu sinh sống tại khu vực này người thu nhập thấp khó đáp ứng được chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ. Do vậy thay vì cứng nhắc yêu cầu chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất trong dự án làm nhà ở xã hội thì có thể linh hoạt cho chủ đầu tư quy đổi quỹ nhà đất, hoán đổi bằng tiền mặt. Về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý vận hành sử dụng nhà ở và giao quyền nhà ở, Đại biểu Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã phân tích và cho ý kiến
Bên cạnh đó, các ý kiến đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ tính chất đặc thù của các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lặp, làm tăng chi phí tuân thủ và kéo dài thời gian xem xét chấp thuận, phê duyệt chủ trương đầu tư. …….
Hữu Phúc