Kinh tế số là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong những năm tới: Đến năm 2025, kinh tế số phải đạt khoảng 20% tổng sản phẩm trong nước (GDP); đến năm 2030, kinh tế số đạt là khoảng 30%
Việc đo lường kinh tế số được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong bố cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ và kinh tế số ngày càng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là vấn đề được quy định rõ tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thống kê
Trong những năm gần đây mảng dịch vụ số của doanh nghiệp này có sức tăng trưởng rất nhanh từ 20 – 25%. Đặc biệt trong giai đoạn Covid 19, có thời điểm mảng dịch vụ này tăng tới 35%. Những con số tăng trưởng mạnh mẽ này giúp doanh nghiệp tự tin định vị là doanh nghiệp công nghệ số. Tuy nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển, doanh nghiệp rất cần có những thống kê đầy đủ và rõ nét về bức tranh kinh tế số tại Việt Nam.
Doanh nghiệp khởi nghiệp này mới thành lập được hơn 1 năm. Chỉ trong một thời gian ngắn, bộ giải pháp tăng trưởng doanh thu và quản trị doanh nghiệp toàn diện dựa trên nền tảng số đã tiếp cận tới hàng nghìn khách hàng. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh trong dài hạn đó là định hướng dựa trên thông tin về thị trường
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động và sử dụng ICT, tức là điện tử, viễn thông và CNTT để tăng năng suất lao động vàtối ưu nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng, kinh tế số tại Việt Nam ngày càng có đóng góp quan trọng vào kinh tế xã hội của đất nước. Tuy vậy, để đo lường và xác định bức tranh tổng thể về đóng góp của KTS cần phải triển khai một khối lượng công việc đồ sộ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia với 23 chỉ tiêu thống kê phản ánh chuyển đổi số, nền kinh tế số và xã hội số. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm 09 chỉ tiêu; Bộ Y tế chịu trách nhiệm 01 chỉ tiêu; Bộ Công Thương chịu trách nhiệm 01 chỉ tiêu; Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chịu trách nhiệm 12 chỉ tiêu. Trong đó chỉ tiêu “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP” là chỉ tiêu quan trọng để đo lường quy mô của nền kinh tế số. Tuy nhiên đây là một chỉ tiêu khó, đòi hỏi sự chủ động của ngành Thống kê và phối hợp chặt chẽ của người dân, doanh nghiệp và các bộ, ngành địa phương trong việc xây dựng được những phương án khả thi và hiệu quả. /.
Phòng Thời sự
Đài PT&TH Lâm Đồng