Tin tức

Đoàn ĐBQH Lâm Đồng góp ý Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Thứ hai, 12/06/2023 - 06:46

(Lamdongtv.vn) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15. Các ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng ĐBQH các tỉnh thuộc tổ 7 thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự


 
Thảo luận tại Tổ 7 về dự án Luật, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng (CTQP) và khu quân sự (KQS). Các ý kiến khẳng định, việc ban hành Luật trên cơ sở Pháp lệnh Bảo vệ CTQP và KQS năm 1994, nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật quy định; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ CTQP và KQS; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của Luật với pháp luật có liên quan; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ CTQP và KQS có hiệu lực, hiệu quả.
 

 
Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7, Ông Lâm Văn Đoan - đại biểu Quốc Hội tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Dự thảo Luật còn khá nhiều điều quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, khó áp dụng ngay vào thực tiễn. Chẳng hạn: (i) Một số quy định của dự thảo Luật chưa bảo đảm rõ ràng, cụ thể cần được bổ sung so với pháp luật hiện hành, và cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng để bảo đảm phù hợp, khả thi.
Về Chế độ, chính sách đối với địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở Điều 26, và Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ở Điều 27, đại biểu Lâm Văn Đoan - đại biểu Quốc Hội tỉnh Lâm Đồng đề xuất: "Chế độ, chính sách đối với địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (Điều 26): Việc đề ra chế độ, chính sách cho địa phương chủ yếu nhằm mục đích cân bằng sự phát triển kinh tế ở những nơi nằm trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự so với những địa phương khác. Điều này là cần thiết vì những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu dân sự đôi khi khiến các địa phương gặp trở ngại trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, một nhiệm vụ mang tính chính trị và cũng là để bảo đảm quyền lợi của người dân địa phương, đó là: phải ưu tiên đầu tư phát triển từ ngân sách để đảm bảo “không ai bị tụt lại phía sau”. Vì vậy, các chính sách này cần toàn diện, cả về ngân sách, con người. Tuy nhiên, dự thảo quy định lại chưa thực sự đầy đủ, chỉ mới đề cập tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cán bộ mà chưa cân nhắc tới các chính sách như: Giáo dục, đào tạo, dân số, y tế, trợ cấp xã hội, chính sách tín dụng, bảo hiểm đối với người dân sống trong khu vực này và điều này luật cần phải quy định rõ ràng.
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (Điều 27): Về cơ bản quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện quy định này, đặc biệt là phối hợp với các quy định về chế độ, chính sách ở trên cần phải hết sức cân nhắc để triển khai. Tránh thực tế là nhiều địa phương được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến các xã đặc biệt khó khăn vẫn đang giải ngân vốn rất chậm. Đây là bài học trong việc sử dụng ngân sách liên quan đến các khu vực rất cần quan tâm như tại các công trình quốc phòng, khu vực quân sự."

Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Phát động phong trào Tết Nhân ái - Xuân Ất Tỵ năm 2025

​Lamdongtv.vn - Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với trường đại học Đà Lạt tổ chức Lễ phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025 đến cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm cùng chung tay đem đến cái tết ấm áp yêu thương cho những đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh .

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT