Tin tức

Tháo gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công

Thứ hai, 03/07/2023 - 10:05

(Lamdongtv.vn) - Ngay từ đầu năm 2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh rất quan tâm và dành nhiều thời gian để kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến thời điểm này mục tiêu vẫn chưa đạt như kỳ vọng

Vậy, đâu là điểm nghẽn. Các ngành, địa phương phải nhận diện rõ khó khăn để có giải pháp tháo gỡ, bảo đảm kế hoạch theo đúng yêu cầu của UBND tỉnh đề ra. 
              Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 và vốn chuyển tiếp năm 2022 của tỉnh Lâm Đồng được bố trí trên 8.160 tỷ đồng. Đến ngày 31.5 đã giải ngân hơn 1.321 tỷ đồng, đạt bình quân chung 16,1% kế hoạch, giảm hơn 8,3% so với cùng kỳ. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngoài các dự án trọng điểm đang chuẩn bị đầu tư như: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, hồ chứa nước Ta Hoét, hồ Ka Zam, các tuyến giao thông ĐT.729, ĐT.722, đường Cam Ly – Phước Thành, hệ thống 5 cầu tại các huyện Cát Tiên, Đức Trọng, Lâm Hà và Đạ Tẻh; đối với các dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, Đường vành đai Tp Đà Lạt và cơ sở hạ tầng khu dân cư, hồ chứa nước Đông Thanh…, đang triển khai, bảo đảm khối lượng và tỷ lệ giải ngân vốn, thì qua thống kê có 13/22 chủ đầu tư ở nhóm ngành cấp tỉnh giải ngân thấp hơn bình quân toàn tỉnh với 16,6%. Ở khối địa phương tỷ lệ giải ngân bình quân chung đạt 28,8%. Trong đó có 5 huyện, thành phố đạt tỷ lệ khá thấp gồm: huyện Đức Trọng 28,2%, Lâm Hà gần 25%, Lạc Dương gần 20%, và thành phố Bảo Lộc rất thấp, mới hơn 19%. 
              Đối với vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia, năm 2023 Lâm Đồng được bố trí trên 446 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ giải ngân, ngân sách tỉnh đạt 34,4%, vốn Trung ương giải ngân 32,5%. Theo cơ quan chuyên môn, việc giải ngân nguồn kinh phí này vẫn chưa đạt kế hoạch. Có 3 nguyên nhân chính, đó là việc ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện các Chương trình của Trung ương chưa kịp thời, các ngành, địa phương còn lúng túng trong triển khai; Vướng mắc trong định mức chi cụ thể để duy trì hoạt động; Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án…
             Trở lại vấn đề giải ngân đầu tư công thấp, nhiều địa phương cho rằng, nguyên nhân chính chủ yếu vẫn là vướng mặt bằng. Không có mặt bằng sạch sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chủ trương đầu tư. Trong khi đó muốn điều chỉnh dự án thì mất rất nhiều thời gian. Đồng thời, khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, giá nhân công, vật liệu tăng cao, thiếu nguồn đất, đá, kèm theo đó một số nhà thầu thiếu trách nhiệm, năng lực yếu cũng làm giảm khối lượng và tỷ lệ giải ngân vốn.
           Tại các cuộc họp đánh giá KT-XH, người đứng đầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã nêu rất rõ về trách nhiệm của chính quyền và Ban quản lý dự án đầu tư về công tác giải giải ngân vốn đầu tư công. Địa phương nào, đơn vị, cơ quan nào không thực hiện tốt, không bảo đảm đúng kế hoạch thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đầu tư công thời gian qua được thể hiện rất rõ qua các đợt kiểm tra, làm việc với các ngành, địa phương. Minh chứng rõ nhất, năm 2022 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đề nghị UBND các huyện luân chuyển 3 vị trí công tác của Giám đốc 3 Ban quản lý dự án đầu tư ở các huyện, Cát Tiên, Đơn Dương và Lạc Dương. 
              Thời gian năm 2023 không còn nhiều. Tháo gỡ “điểm nghẽn” hiện nay là ưu tiên để toàn hệ thống chính trị làm tốt việc giải ngân vốn đầu tư công. Sở KH&ĐT, cho biết: Nếu như những năm trước, việc điều chuyển vốn thực hiện muộn hơn vào khoảng tháng 9, tháng 10, thì năm nay trong tháng 5 đơn vị đã lập danh sách các công trình không khả thi trình Ủy ban Nhân dân tỉnh để điều chuyển vốn cho những dự án hấp thụ vốn tốt hơn. Đồng thời ngành cũng làm việc với các cơ quan, đơn vị địa phương để có hướng tháo gỡ. Một trong giải pháp căn cơ nhất, các đơn vị, địa phương phải lập tiến độ ngang, nghĩa là phải có phương án thực hiện bù, đổi cho cho dự án chậm triển khai.
         Cùng với tăng cường các giải pháp thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với cá thể hóa trách nhiệm, để thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công các ngànhm địa phương cần chủ động trong tăng cường kiểm tra, hậu kiểm các dự án, công trình đã và đang thực hiện là giải pháp tối ưu, góp phần tăng tốc, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương Lâm Đồng./. 
Mạnh Thành

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Phát động phong trào Tết Nhân ái - Xuân Ất Tỵ năm 2025

​Lamdongtv.vn - Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với trường đại học Đà Lạt tổ chức Lễ phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025 đến cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm cùng chung tay đem đến cái tết ấm áp yêu thương cho những đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh .

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT