Lamdongtv.vn - Tại Tp Đà Lạt, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng. Tham dự có lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh Đắc Lắc, Kom Tum, Gia Lai, Đắc Nông, Lâm Đồng.
Về phía tỉnh Lâm Đồng có ông Trần Đức Quận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã công bố Quyết định số 827 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên. Nhiệm vụ của Hội đồng nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Hội đồng do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Chủ tịch và đề ra các nhiệm vụ trọng taam. Theo báo cáo của Bộ KHĐT, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vùng Tây Nguyên có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của cả nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002, tốc độ tăng tổng sản phẩm giai đoạn 2002 – 2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng. Tuy nhiên về thực tế quy mô kinh tế vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có, thu nhập của người dân vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng KTXh, chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp; giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao.
Đặc biệt, liên kết nội vùng và liên quan vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lương như, giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Để Tây Nguyên phát triển bền vững, trong giai đoạn 2021 – 2030 Hội đồng điều phối tập trong các giải pháp đặc thù về phát triển như: Tăng cường liên kết vùng để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới; nhất là vận dụng việc khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí, nguồn nhân lực theo mục tiêu Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó phải kết hợp phát triển hài hòa giữ kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trươmhf gắn với quốc phòng an ninh và đối ngoại…
Hội nghị nghe các ngành, địa phương trình bày các tham luận về: Giải pháp về ổn định di cư tự do, định canh, định cư, giảm nghèo bền vững gắn với bảo đảm các lĩnh vực, ngành để phát triển. Vấn đề được các tỉnh Tây Nguyên quan tâm đó là cơ chế đầu tư đồng bộ hạ tầng KTXH đồng bộ gắn với liên kết vùng để phát triển du lịch gắn với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gìn giữ bản sắc văn hóa, môi trường xanh, nông nghiệp xanh và nông nghiệp chế biến…
Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Qua gần 1 năm triển khai Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị, đến nay tỉnh đạt được một số chỉ tiêu đề ra như: tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%, hộ nghèo giảm 1%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3% hàng năm; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt gần 83%. Kinh tế có sự phát triển vượt bậc, quy mô GRDP cuối năm 2022 của tỉnh đạt trên 1 nghìn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 7 triệu đồng. Các lĩnh vực an sinh xã hội được chăm lo toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Ông Trần Văn Hiệp, cho biết: Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của 5 tỉnh Tây Nguyên thì rất cần sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là vai trò của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên sớm xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để huy động các nguồn lực cho Tây nguyên phát triển, nhất là phát triển hạ tầng giao thông để tận dụng, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển vùng
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, khẳng định: Câu chuyện hôm nay chung ta bàn là vấn đề không mới, sự tồn tại, khó khăn có sẵn trong nhiều năm qua, tuy nhiên nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên hôm nay là phải cụ thể hóa mọi công việc; làm gì, làm như thế nào, đặc biệt là chúng ta phải thể hiện quyết tâm cao nhất, đổi mới tuy duy để thực hiện hiệu quả công việc. Phó Thủ tướng, nhấn mạnh: Tình hình Tây Nguyên thời gian qua chúng ta đã rõ, xảy ra một số vấn đề, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị trên địa bàn, do đó cùng với phát triển KTHX các địa phương phải đặc biệt quan tâm, làm tốt việc bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Trao đổi về nhiệm vụ của
Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ 3 vấn đề trọng tâm, đề nghị các bộ, ngành và 5 tỉnh quan tâm, phối hợp thực hiện trong thời gian tới:.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, yêu cầu các địa phương chú ý đến vấn đề sinh kế người dân gắn với bảo tồn văn hoá và phong tục tập quán lành mạnh của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung triển khai quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, trong quy hoạch cần lưu ý đến yếu tố biến đổi khí hậu, rừng. Đồng thời chú trọng hơn nữa tới chuyển đổi số vì lợi ích chuyển đổi số rất lớn
Đối với các kiến nghị của các địa phương như gỡ vướng đầu tư QL27 của Lâm Đồng, vướng mắc đất đai liên quan tới tài nguyên bô xít; khó khăn trong vấn đề di dân tự do…Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, chia sẻ và sẽ cho rà soát để tìm giải pháp tháo gỡ sớm nhất trên tinh thần vì Tây Nguyên bình yên và phát triển. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung về hoàn thiện quy hoạch vùng Tây Nguyên; đánh giá toàn diện Tây Nguyên để Tây Nguyên cũng như các cơ chế chính sách để vùng phát triển.
Dự kiến trong tháng 10, 11 sẽ tổ chức một Hội nghị để thống nhất các nội dung trên, phấn đấu cuối năm nay có cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên, đầu năm 2024 bắt tay triển khai.
Mạnh Thành