Chuyển đổi số chính là một trong những “cánh cửa” để mở ra cơ hội đưa hàng hóa trong nước ra toàn cầu. Dự kiến, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ hai Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Hiện nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp phần mềm, sử dụng nền tảng số vào hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên giữa các bộ ngành lại chưa có sự kết nối đồng bộ trong hệ thống điện tử hóa này.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 8 đạt 18,23 tỷ USD, tăng tới 26,2% so với kỳ 1 tháng 8/2023.Nền kinh tế ghi nhận những tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi đang diễn ra. Điều này cho thấy sự linh hoạt từ việc hỗ trợ của các bộ ngành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt trong thủ tục hải quan.
Dẫn đầu cả nước về cải cách thủ tục số trong nhiều năm, ngành hải quan đặc biệt chú trọng thủ tục tờ khai điện tử.Việc thích nghi với hoạt động xuất nhập khẩu trên hệ thống một cửa Quốc gia sẽ giúp nhiều doanh nghiệp hêm cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.
Thực tế hiện nay đã có hệ thống doanh nghiệp kết nối bộ quản lý chuyên ngành trên công thông tin Một cửa Quốc Gia. Các bộ ngành cũng đã kết nối hệ thống này, nhưng giữa các bộ ngành lại không kết với nối nhau và dẫn tới chưa đảm bảo tính chất điện tử 100%.
Ngành hải quan nhận định, chuyển đổi số không phải là phong trào mà phải xuất phát trực tiếp từ khó khăn nội tại của doanh nghiệp, tiếp đến là tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và trong nước. Và quan trọng là sự phối hợp từ các bộ ngành.
Bởi vậy, thời gian tới, rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ trong toàn hệ thống để chuyển đổi số thực sự áp dụng điện tử hóa 100%. Đây mới chính là cơ hội cao nhất để xuất nhập khẩu của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ./.