Tin tức

Áp lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch 2021 – 2025

Thứ ba, 03/10/2023 - 05:11

Chịu tác động nặng nề bởi đại dịch và biến động địa chính trị toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa đầu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 đã chậm lại đáng kể mặc dù so với khu vực và thế giới, chúng ta tăng trưởng cao. Với những kết quả tăng trưởng của hai năm 2021, 2022 và những tháng đầu năm 2023 chưa đạt mục tiêu đề ra, đặt áp lực lớn lên tốc độ tăng trưởng hai năm cuối nhiệm kỳ.

Thế nào là GDP? GDP và GNI khác nhau thế nào?
Trong báo cáo mới đây về  kinh tế  giữa kỳ 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 dù tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,56%, nhưng vẫn được thế giới đánh giá là tích cực, do nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Năm 2022, sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam đã vực dậy mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch (6 - 6,5%) và là mức tăng trưởng cao so với trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, do ảnh hưởng của biến động chính trị toàn cầu, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và giảm tốc. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,72%, đặt áp lực lên việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5%.

Không chỉ với kinh tế năm 2023, mà ngay cả với việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chính phủ vẫn luôn quyết tâm đạt mức cao nhất có thể. Vì vậy, hàng loạt cơ chế, chính sách, giải pháp đã được quyết liệt thực hiện.
Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và giải ngân vốn đầu tư công là ví dụ điển hình
Nếu giải ngân được 95% vốn đầu tư công năm 2023 mà Quốc hội đã phê duyệt là hơn 700.000 tỷ đồng, thì tốc độ tăng trưởng có thể từ 5,5% tăng lên đến 5,8%
Để thúc đẩy tăng trưởng, cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư. Để thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian còn lại của giai đoạn 2021 - 2025, vấn đề không chỉ là giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu, hay đầu tư - các động lực tăng trưởng truyền thống, mà phải tiếp tục thúc đẩy các động lực này theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn.

Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về tốc độ tăng trưởng. Tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thì bình quân hai năm 2024 - 2025, tăng trưởng GDP phải đạt 7,76%/năm, mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5%, cận dưới mục tiêu 5 năm 6,5-7%, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Còn nếu tăng trưởng năm 2023 chỉ là 6%, thì bình quân hai năm 2024 - 2025, phải tăng trưởng 8%/năm.

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK