Lamdongtv,vn - Nhờ chủ động các giải pháp quản lý, công tác giữ rừng ở huyện Đơn Dương gần đây có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm đất rừng để sản xuất,
nhất là vùng giáp ranh vẫn diễn ra phức tạp, cần sự quản lý quyết liệt hơn của chủ rừng và chính quyền cơ sở.
Vùng rừng giáp ranh Vùng rừng do Ban quản lý rừng Dran và Công ty lâm nghiệp Đơn Dương quản lý có khánhiều diện tích nằm liền kề với tỉnh bạn và khu vực sản xuất của người dân. Nếu như trước đây việc phá rừng để lấy gỗ, thì nay phá rừng để lấn chiếm đất sản xuất lại phức tạp.
Vùng rừng thị trấn Không chỉ vùng xa, ngay cả vùng rừng thị trấn Thạnh Mỹ, diện tích rừng nằm liền kề với khu vực sản xuất của người dân, địa phương phải xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức tuần tra để phát hiện xử lý lấn chiếm đất lâm nghiệp.Vùng rừng và xử lý vi phạm Công ty lâm nghiệp Đơn Dương, đơn vị hiện quản lý gần 22 nghìn ha rừng, trong đó có hơn 18 nghìn ha được giao khoán cho bà con. Vai trò nhận khoán của người dân thời gian qua thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, nguy cơ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn diễn biến phức tạp. 9 tháng đầu năm, trên lâm phần đơn vị quản lý xảy 7 vụ phá rừng. Riêng lấn chiếm đất lâm nghiệpxảy ra 8 vụ, diện tích vi phạm hơn 4.300m 2 . Đơn vị quản lý cho biết, diễn ra tình trạng này do thời gian gần đây giá đất tăng cao, nên việc vị phạm cũng tăng lên.
Vùng rừng chung toàn huyện Các vụ vi phạm Luật lâm nghiệp, nhất là xâm hại đất rừng được đơn vị quản lý xử lý. Diện tích vi phạm được trồng lại rừng giao cho hộ nhận khoán bảo vệ, chăm sóc. Tuy nhiên, trước thực tế về nhu cầu và giá đất sản xuất tăng cao, sẽ tiềm ẩn phức tạp việc lấn chiếm đất lâm nghiệp, rất cần những giải pháp đồng bộ, quản lý hiệu quả hơn nữa của chủ rừng và chính quyền địa phương trong thời gian tới./.
Mạnh Thành