Tin tức

Sức sống cây tràm trên vùng đất Hậu Giang

Thứ ba, 24/10/2023 - 08:17

​Lamdongtv.vn - Ở những khu vực đất phèn chua, bạc màu, trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả, cây tràm đã âm thầm bén rể từ nhiều năm nay. Loài cây lâm nghiệp này dần khẳng định được giá trị kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân, góp phân tăng dần "mảng xanh" trên vùng đất Hậu Giang.

 

Cây tràm “bén duyên” với vùng đất Hậu Giang từ nhiều năm nay. Nếu trước đây, người dân chỉ trồng tràm tự phát để cây tự sinh trưởng rồi lấy gỗ làm cột nhà, chất đốt; thì ngày nay người ta còn chiết xuất tinh dầu từ tràm, gỗ tràm phục vụ phổ biến hơn trong lĩnh vực xây dựng... Vì vậy, việc trồng tràm trên vùng đất Hậu Giang những năm gần đây là câu chuyện kinh tế, giúp cải thiện đời sống cho những hộ dân ở khu vực đất phèn, trũng, canh tác nông nghiệp kém hiệu quả.
 

Ông Trần Văn Thư -Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang
 
Gần 3 năm trước, bà Phan Thị Hiếu ở xã Phương Bình tận dụng phần đất ven sông để trồng tràm bông vàng. Sau đó, bà Hiếu thu hoạch sớm để bán gỗ, thu về lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Nhận thấy giá trị của loài cây lâm nghiệp này, năm 2023, bà Hiếu quyết định chuyển đổi 0,3 ha đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả còn lại để mở liếp trồng tràm. Dưới mương kết hợp trồng bông súng và nuôi thủy sản. 
 

 Bà Phan Thị Hiếu - Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

 
 Năm 2023, tỉnh Hậu Giang đang triển khai trồng trên 1,4 triệu cây lâm nghiệp phân tán chủ yếu là tràm bông vàng, tràm Úc, tràm cừ. Phần lớn diện tích đất trồng cây lâm nghiệp phân tán chủ yếu là đất vườn tạp, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất ven sông, kênh, nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Hiện nay, ngành chức năng đã hỗ trợ cây giống, hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chăm sóc và bảo vệ để cây sinh trưởng tốt, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế. 
 
Ông Đoàn Ngọc Thân - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hậu Giang
 
Theo quyết định 141 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh năm 2022, toàn tỉnh có trên 7 triệu cây phân tán, tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 3,1%. Ngành chức năng tỉnh đã triển khai các biện pháp phát triển bền vững đối với diện tích rừng hiện có, diện tích rừng được tạo mới trên địa bàn tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo. Việc trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn góp phần thực hiện đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ; hiện thực chiến lượng phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
 
Phòng Thời Sự

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK