Tin tức

Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia thảo luận Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thứ bảy, 28/10/2023 - 13:48

Lamdongtv.vn - Tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XV ,Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này; Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã tham gia thảo luận
 
 

 
Sau 02 lần được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, tăng 3 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 5 (từ 31 điều lên 34 điều). Thảo luận tại hội trường, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với báo cáo giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần đảm bảo cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như một cánh tay nối dài của lực lượng công an xã ở địa phương. Thảo luận về dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Tạo, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã tham gia có một số ý kiến
 

 
 Tôi vẫn rất băn khoăn, đây là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, không thuộc bộ máy nhà nước, tính chất hoạt động chịu sự quản lý của chính quyền cấp xã; trong khi đó, lực lượng công an xã chính quy được bố trí “mỏng” trên địa bàn rộng, phức tạp, sẽ xảy ra tình trạng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở thực hiện nhiệm vụ
 
Lâm Đồng của mình trong khi không có mặt công an xã chính quy, Bộ công an quy định điều tra viên cấp xã, địa bàn rộng thì khi bị các đối tượng chống đối thì không thể xử lý đối tượng về hành vi chống người thi hành công vụ và thể hiện tính thực thi pháp luật không nghiêm ở cơ sở.
Mối quan hệ cơ sở, phối hợp lực lượng, địa bàn đô thị, ví dụ chung cư cao cấp trên nhiều xã phải loại trừ điều kiện bảo đảm có lực này , tích cực xã hội hóa, phân cấp chính quyền quyết định. Có sự thông lưu địa bàn, giao chính phủ quy định chi tiết. theo dự thảo Luật quy định về tiêu chuẩn tham gia lực lượng phải tốt nghiệp trung học phổ thông liệu có khả thi (lực lượng lao động không còn nhiều) trong khi tiêu chuẩn tham gia của các lực lượng khác như Dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ không quy định tiêu chuẩn này; nếu dự thảo Luật quy định thì không nên quy định mức trần về trình độ. Về độ tuổi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở nên khống chế tuổi tối đa vì nếu tuyển chọn tổ viên ở độ tuổi cao thì không đảm bảo sức khỏe để thi hành nhiệm vụ và không đáp ứng với tiêu chuẩn về sức khỏe đã quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 dự thảo Luật là: “có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…”. Có già làng, trưởng bản nhưng khống chế số lượng

Cuối cùng, nguồn lực, có ngân sách cấp huyện, xã, không nên đi từ tỉnh xuống xã. Ngoài ra, các đại biểu cũng đã thảo luận và đề xuất các quy định trường hợp địa phương khó khăn về ngân sách, không cân đối được ngân sách thì đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ; quy định chế độ, chính sách cho lực lượng này theo nhiệm vụ được giao; quy định rõ tiêu chuẩn và độ tuổi tham gia Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK