Với tiềm năng, lợi thế phát triển các ngành nông – lâm - ngư nghiệp, những năm qua tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện để người dân và các cơ sở sản xuất phát triển nhiều sản phẩm OCOP mang đậm nét đặc trưng của địa phương.
Cùng với việc mở rộng sản phẩm OCOP, tỉnh Cà Mau còn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm , xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP , tạo niềm tin nơi người tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu trong lẫn ngoài nước.
Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm của gia đình ông Mai Sáu là một trong những chủ thể đầu tiên được nhận chứng nhận OCOP “ 3 sao ” tại xã Hàng Vịnh , huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau .
Từ khi được công nhận sản phẩm OCOP, làm ăn phát triển, ông Mai Sáu quyết định thành lập công ty, đầu tư trang thiết bị máy móc, từng bước tự động hóa quy trình sản xuất . Từ làm thủ công, nay bánh phồng tôm được sản xuất bằng máy, công suất, chất lượng sản phẩm đều tăng hơn trước.
Nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tích cực chuyển đổi sản xuất , ứng dụng khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm OCOP trên thị trường, tỉnh Cà Mau chú trọng khâu giám sát chất lượng sản phẩm và công tác hậu kiểm. Chỉ những sản phẩm OCOP đạt chất lượng mới được công nhận và đưa ra thị trường, sản phẩm không đạt bị loại bỏ, cho dù trước đó đã được công nhận OCOP.
Đặc thù sản phẩm OCOP Cà Mau phần lớn là các đặc sản nông – lâm – thủy hải sản, như các loại khô, cá, mắm, dưa, bột ngũ cốc, mật… để ăn ngay hoặc sơ chế đóng gói, nên tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng rất được chú trọng.Việc đảm bảo a n toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm là tiêu chí quan trọng khi xét duyệt sản phẩm OCOP.
Đến nay , tỉnh Cà Mau đã có gần 120 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi cần thiết để sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau ngày càng vươn xa hơn , được người tiêu dùng ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế./.