Tin tức

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng góp ý vào dự án Luật BHXH (sửa đổi)

Thứ bảy, 04/11/2023 - 13:51

Lamdongtv.vn - Tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo hiểm xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

 Sau đó các ĐBQH thảo luận ở tổ về dự án Luật này. Cũng với các đại biểu Quốc hội tổ 16 gồm Cao Bằng, Hà Tĩnh, Cà Mau, các đại biểu QH tỉnh Lâm Đồng đã đóng góp ý kiến vào dự thảo luật này.
 
 

Tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều điểm đáng chú ý như: Độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sẽ hạ xuống 75 thay vì 80 tuổi như quy định hiện hành; giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; người đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu không rút bảo hiểm một lần cũng sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng ngay khi đủ tuổi nghỉ hưu. Góp ý vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi phải phản ánh được tính lịch sử phát triển chính sách bảo hiểm xã hội, tâm lý xã hội, dân số, sức khỏe nhân dân,..., phù hợp với thực tiễn phát triển của quan hệ lao động, thị trường lao động ở nước ta, khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn...
 
 

Mở rộng đối tượng dược bảo hiểm, trong chính sách nêu thì cần tìm cách tăng nguồn thu, hầu hết các tập đoàn, DN đóng bảo hiểm cho người lao động không đúng số tiền chi lương, thường đóng thấp hơn. Luật này phải làm rõ, mức đóng bảo hiểm phải tương xứng với mức lương người lao động hưởng. có 3 triệu người làm việc không chuyên trách, ai đã làm công chức, viên chức làm đến khi hưu nhưng ở cấp thôn xã thì làm 5 năm là nghỉ. Những đối tượng này không đóng BHXH bền vững nhưng Luật chưa tính đến
 
Bên cạnh đó, các đai biểu cho rằng, cần phân tích rõ tính ưu việt của các chính sách, dự liệu những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện chính sách từ người lao động và người sử dụng lao động; đẩy mạnh công tác tham vấn công chúng, thông tin kịp thời, đầy đủ, tạo sự đồng thuận cao, củng cố niềm tin và tăng mức độ tuân thủ, sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.
 
 
Chế định của người đóng BHXH trong thời gian qua nếu áp dụng luật cũ thì chưa xử lý trường hợp nào bị khởi tố xử lý. Doanh nghiệp nợ BHXH sau Covid rất nhiều, đến lúc phá sản là mất luôn. Trách nhiệm này thuộc về ai? Truy tố trách nhiệm về trốn đóng BHXH nhưng khi chế định chia nợ phá sản thì gần như các nghĩa vụ tiền lương, kinh phí BHXH, y tế thì nằm ở đâu? Quy định kỹ từ điều 29-37 nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH, khẳng định tính nghiêm minh, kỷ cương phép nước.Tuy nhiên chúng ta quy định lại trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan chức năng có liên quan trong xử lý hành vi này. Góp ý về dự thảo luật này,

Đại biểu Lâm Văn Đoan - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc sửa luật lần này ngoài vấn đề mở rộng độ bao phủ an sinh xã hội tiệm cận mục tiêu an sinh xã hội toàn dân, trong đó bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng thì cần chú ý tới chất lượng thụ hưởng của người dân là quan trọng.
 
 Trong luật cũng cần có lộ trình tăng mức trợ cấp ….tiến dần và tiến bằng tốc độ tăng trowngr KTXh của đất nước. Ngoài ra, các đại biểu cũng đã góp ý một số nội dung để dự án luật BHXH (sửa đổi) lần này phù hợp hơn như cần quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH về cả 03 lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT., trách nhiệm thanh kiểm tra chuyên ngành, chế độ rút BHXH 1 lần, Chế độ thai sản
 
Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lamdongtv.vn - Cách đây 70 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 , đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân và dân ta, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ 9 năm, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như trên toàn cõi Đông Dương.

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa