Tin tức

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng góp ý vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ nhật, 05/11/2023 - 05:54

Lamdongtv.vn -Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật. Đại biểu QH tỉnh Lâm Đồng đã đóng góp ý kiến vào dự thảo luật này.


 
Trình bày tóm tắt báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cùng các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia; qua đó, chất lượng dự thảo Luật đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn chưa phải là phương án tối ưu, công tác hoàn thiện các quy định đòi hỏi phải hết sức kỹ lưỡng và thận trọng. Quan tâm tới quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, các đại biểu chỉ rõ, hiện nay, các quy định này đang bị chia tách bởi hai luật, một nửa quy định tại Chương 5 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), còn lại được quy định tại Luật Quy hoạch; đề nghị các quy định về quy hoạch sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung vào Chương 5 của dự thảo Luật, bãi bỏ các quy định về nội dung, quy trình đang bị chồng chéo tại
 
Luật Quy hoạch. Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đánh giá cao báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo luật và cho rằng, báo cáo giải trình, tiếp thu là công trình công phu, đồ sộ, rất nhiều nội dung có hai phương án nên vẫn còn một số điều vướng mắc cần làm rõ và điều chỉnh, nhưng cũng đặc biệt kỳ vọng sẽ được thông qua với những giải pháp tháo gỡ cụ thể, sát thực tế cuộc sống, phù hợp các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Phương pháp định giá đất cùng với các phương án đền bù khi thu hồi đất được nhiều đại biểu quan tâm - bởi đây là vấn đề được cử tri gửi gắm nhất. Việc định giá đúng sẽ giúp đất đai thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế một cách hiệu quả, đồng thời cũng giúp việc tiếp cận đất đai minh bạch, công bằng hơn, nhất là cúc vũng miền núi.
 
Phải nói rằng quá trình đo thị hóa ở các địa phương ngày càng gia tăng….tránh các lổ hổng pháp lý để tạo sự công bằng giữa vùng ĐBDTTS đến vùng ĐBDTTS Tây Nguyên.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội nhất trí, đất đai không chỉ là tài sản, mà là nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh, cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời đưa ra đề xuất về cần bổ sung, làm rõ một số nội dung về chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; cụ thể hóa quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiêu chí, điều kiện cụ thể để Nhà nước thu hồi đất giao cho nhà đầu tư…
Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK