lamdongtv.vn - Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là quá trình sản xuất mà trong đó chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế quay lại làm nguyên liệu đầu vào. Ngày nay, nông nghiệp ngày càng phát triển nhưng cũng kéo theo sự xả thải nhiều phụ phẩm, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nên một sự lãng phí thậm chí là ô nhiễm môi trường.
Ngược lại, vớiquy trình xử lý khoa học, các phụ phẩm này sẽ trở thành nguồn đầu vào quan trọng. Tuy nhiên, để sử dụng lại phế phẩm đòi hỏi sự đầu tư về vốn, KHKT và quan trọng hơn hết là sự thay đổi trong tư duy của người sản xuất. Đây chính là thách thức để phát triển NNTH.
Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân, đơn vị sản xuất NN Lâm Đồng hiểu về lợi ích của việc tái chế phế phẩm nông nghiệp để giảm chi phí đầu vào trong đó nhiều loại cành, lá cây có thể làm thức ăn chăn nuôi; chất thải gia súc, gia cầm sẽ được chế biến thành phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên còn ít nông hộ thực hiện được quy trình này do quá trình chế biến, tái sử phế phẩm còn nhiều trở ngại mà người sản xuất chưa thực hiện được.
Anh Nguyễn Đức Huy – Nông dân Đà Lạt nói: Tôi biết là phương thức sản xuất tuần hoàn đêm lại nhiều hiệu quả nhưng chi phí đầu tư cao.
Qua thống kê, hàng năm, Lâm Đồng có hơn 220 ngàn tấn phế phẩm hữu cơ có thể tái chế phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hàng năm, phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ khoảng 572 ngàn tấn ; khối lượng vỏ cà phê khoảng 480 ngàn tấn và tổng lượng phân chuồng ngành chăn nuôi khoảng 866 ngàn 400 tấn. Nếu tổ chức sản xuất thu gom tất cả các nguồn thải hữu cơ để chế biến phân bón hữu cơ sẽ là nguồn cung cấp phân bón sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ rất lớn, đồng thời sẽ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, gia tăng nông sản hữu cơ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, công nghệ xử lý phế phẩm còn hạn chế, trong khi đó chưa có ưu đãi cho doanh nghiệp tái chế, chưa tạo ra được những động lực đột phá để huy động nguồn lực.
Bà Nguyễn Thị Hồng Anh – Chủ tịch hội nông huyện Lâm Hà cho rằng:
Phụ phẩm NN đang bị thải bỏ quá nhiều,chúng tôi cũng hướng dẫn, vận động nông dân tái chế, tái sử dụng. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong tái chế phụ phẩm nông nghiệp nhưng hiện nay, một số bộ phận nông dân, doanh nghiệp đã mạnh dạnh đi đầu trong áp dụng quy trình NNTH bởi những lợi ích thiết thực. Điển hình tại trang trại 500 con dê của Vũ Quang Chính tại xã Lộc Châu – Tp Bảo Lộc – anh đã lấy phân dê chăm sóc vườn cây ăn trái, vườn cỏ; rồi chính vườn cỏ lại làm thức ăn cho đàn dê đã khiến anh tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặt khác chuồng trại khi nào cũng sạch sẽ và vườn cây luôn xanh tốt. Nhờ vậy quá trình nuôi trồng thuận lợi, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.
anh Vũ Quang Chính –Nông dân Tp Bảo Lộc chia sẻ:
Tôi thấy vườn, chuồng tôi phát triển khá ổn định, hỗ trợ cho nhau cùng mang lại lợi nhuận. NNTH Nhận thấy tiềm năng và cũng là thách thức của việc phát triển NNTH, Lâm Đồng đã có những kế hoạch và mục tiêu cụ thể thông qua đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Theo đó địa phương phấn đấu giảm 30% chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp do không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, giảm sử dụng các nguyên liệu là nguồn tài nguyên không tái tạo mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.
Ông Nguyễn Văn Châu – Phó giám đốc Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết:
Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở rộng hình thức liên kết. Nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp thông qua việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ – tuần hoàn không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái. Các loại phế phẩm nông nghiệp trước đây thải ra môi trường sẽ trở thành phân bón phục vụ tái sản xuất . Đây chính là những chế phẩm an toàn thân thiện với môi trường.
Cần nhân rộng mô hình nông nghiệp tuần hoàn để tạo ra các nông sản an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và tăng thu nhập cho người sản xuất.
Mai An