Chương trình sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau, ngoài việc tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể OCOP và bà con nông dân, thì yếu tố bảo vệ môi trường cũng luôn được địa phương chú trọng. B ởi hoạt động sản xuất, chế biến tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.là một trong những điều kiện quan trọng giúp sản xuất OCOP phát triển bền vững .
Từ đó cho ra đời các sản phẩm ngày càng chất lượng hơn , đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng .
Cua Cà Mau là sản phẩm OCOP hàng đầu của vùng đất cực Nam tổ quốc. Độ mặn phù hợp, là được nuôi dưới tán rừng đước màu mỡ phù sa, giúp cua Cà Mau có thịt chắc, thơm, ngon, giàu dinh dưỡng. Hiện diện tích nuôi cua biển đang được mở rộng tại các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, theo hướng vừa tăng chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo môi trường sinh thái, như nuôi cua kết hợp với tôm trong vùng rừng ngập nước được chứng nhận sinh thái, hữu cơ; hoặc nuôi theo hướng sinh thái trong vuông nuôi thủy sản.
Sản xuất nông nghiệp sinh thái, hữu cơ đang phát triển mạnh ở tỉnh Cà Mau. Bên cạnh nuôi trồng thủy sản, trồng lúa hữu cơ cũng được nhiều hộ nông dân, hợp tác xã mở rộng diện tích. Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trên cùng một mặt ruộng, vừa cấy lúa, vừa nuôi tôm, thu hoạch sản phẩm sạch, giá trị kinh tế cao.
Quy trình sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường được tỉnh Cà Mau xác định là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, nhằm đảm bảo các sản phẩm OCOP phát triển bền vững, đáp ứng tiêu thụ ở những thị trường khắt khe. Sản xuất xanh, sạch từ công đoạn đầu tiên nuôi trồng, chế biến, lẫn ở công đoạn cuối như xử lý chất thải, phế phẩm nông nghiệp.
Nhờ các chủ thể O COP nâng cao nhận thức về việc sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, chương trình sản xuất sản phẩm OCOP của Cà Mau ngày càng đảm bảo tốt các quy định về môi trường, là điều kiện thuận lợi để sản phẩm OCOP Cà Mau phát triển bền vững và vươn xa hơn.
PHÒNG THỜI SỰ