Tỉnh Kon Tum hiện có gần 610.000 ha rừng, hơn 29.500 ha cà phê và hơn 18.700 ha cây cao su. Đây chính là yếu tố giúp cho nghề nuôi ong lấy mật phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao..Tỉnh Kon Tum có hệ sinh thái đa dạng, bên cạnh đó diện tích đất rừng tự nhiên, diện tích trồng cây cao su và cây cà phê lớn nên rất thuận lợi cho việc phát triển đàn ong trong các mùa
, đặc biệt là nuôi ong trong mùa hoa cà phê, hoa cao su bởi nguồn hoa và phấn hoa dồi dào, phong phú là tài nguyên thức ăn có sẵn trong tự nhiên lớn để phát triển nuôi ong.
Với các điều kiện thuận lợi này, trong những năm vừa qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các hộ gia đình nuôi ong lấy mật theo phương thức áp dụng khoa học, phát triển đàn ong theo hướng thâm canh, tạo chuỗi liên kết hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số lượng đàn ong mật trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2019 trên địa bàn tỉnh có khoảng 7.700 đàn ong, sản lượng gần 550 tấn mật ong; đến năm 2023 có hơn 13.000 đàn ong, sản lượng mật ong hơn 850 tấn./.
PHÒNG THỜI SỰ