Lamdongtv.vn - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, trong 2 ngày 22 và 23/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ởhội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vàdự án Luật Đường bộ. Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Lâm Đồng đã tham gia thảo luận về các nội dun gnày.
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan, nghiêm túc nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tiến hành thêm rất nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Tham gia thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi),
Đại biểu Nguyễn Tạo - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh :
Tôi thống nhất cao dự thảo Luật lần này đã quy định một chương riêng cho ngân hàng chính sách với 11 điều nhằm khẳng định địa vị pháp lý, bảo đảm công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ điều kiện thuận lợi cho hoạt động và quá trình phát triển của tỉnh Lâm Đồng các ngân hàng chính sách, thì cần nghiên cứu xây dựng Luật riêng về ngân hàng chính sách.
Thứ hai, Vấn đề cảnh báo, xử lý kiểm soát các tổ chức tín dụng yếu kém, nhận diện các rủi ro sở hữu chéo tại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đay là vấn đề thực tiễn đặt ra hết sức phức tạp
Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu sẽ giúp các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt hơn hoạt động cho vay, giảm tránh các trường hợp tập trung vốn vào nhóm khách hàng có nhiều rủi ro. Do vậy,không làm rõ tại dự thảo Luật về xử lý, cung cấp thông tin thì hoạt động trao đổi thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng sẽ gặp vướng mắc và rủi ro pháp lý kinh doanh rất lớn cho hoạt động của tổ chức này kể cả đối tác, cổ đông ngân hàng; bài học xương máu SCB. Cuối cùng, đối với các nội dung quy định về xử lý nợ xấu, về tổ chức tài chính vi mô do các tổ chức chính trị - xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và nhiều nội dung quan trọng khác của dự thảo luật, đề nghị cần luật hóa xử lý các hành vi vi phạm đối với các nhân viên của cac tổ chức tín dụng ngân hàng có vi phạm, về tình trạng ép người dân phải mua bảo hiểm khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó, đề nghị cần có các quy định về xử phạt đối với hành vi này và các hành vi vi phạm đối với nhân viên ngân hàng trong dự thảo luật. Đảm bảo an ninh tiền tệ.
Trong buổi thảo luận về dự án Luật Đường bộ, Đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng bày tỏ thống nhất về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai Luật nhằm điều chỉnh hai lĩnh vực quan trọng khác nhau, đó là trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội và xây dựng, phát triển quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý vận tải dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật nhằm cụ thể hóa và thể chế hóa tinh thần của Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Góp ý về Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng còn cho biết,
với xu thể phát triển công trình ngầm trong phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và rút kinh nghiệm một số nước trên thế giới, đề nghị bổ sung quy định đối với công trình ngầm gắn với công trình thương mại, dịch vụ theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Đây là hình thái phát triển đô thị lấy phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị....
Khoản 1 Điều 5 quy định, ưu tiên sử dụng đất để đầu tư xây dựng điểm dừng, đỗ, trông, giữ phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và trạm sạc cho phương tiện đường bộ sử dụng động cơ điện. Đây là một trong những hoạt động đường bộ mang tính tích cực và sẽ được triển khai trong thời gian tới. Như vậy, việc ưu tiên sử dụng đất để đầu tư xây dựng điểm dừng, đỗ, trông giữ phương tiện giao thông thân thiện với môi trường mà chưa gắn với hệ thống giao thông thông minh. Do đó, cần chỉnh sửa lại chính sách này để bảo đảm phát triển giao thông thông minh, bao trùm toàn bộ hoạt động đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 5.
Qua thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ với các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn. Nhất trí với bố cục và nhiều nội dung của dự thảo luật. Quốc hội cũng cho rằng đây là luật tác động và có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, vừa đại chúng nhưng vừa chuyên ngành.
Hữu Phúc