Sản xuất xanh đã trở thành xu hướng và cũng là đòi hỏi tất yếu của các Doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường. Đối với Bình Dương, các doanh nghiệp cũng đã có những bước chuyển chậm mà chắc để đảm bảo hoạt động quy trình sản xuất xanh, giảm phát thải, tăng hiệu quả và giá trị sản phẩm. Dù vậy, quá trình chuyển đổi gặp rất nhiều thách thức, đòi hỏi Bình Dương cần có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ, đạt mục tiêu tăng trưởng xanh vào năm 2030
.
Với giá trị đầu tư lên đến 1.1 tỷ USD, ngay từ khi thành lập vào năm 2015, doanh nghiệp sản xuất giấy này đã xác định thực hiện sản xuất và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm, dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn, thu hồi giấy phế liệu để tái sản xuất, với quy trình sản xuất xanh, phát thải thấp. Nhờ đó, sản phẩm được đánh giá cao, được tin tưởng và có uy tín trên thị trường.
Sản xuất xanh, bền vững không chỉ là xu hướng của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương, mà còn là chiến lược phát triển dài hạn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Như doanh nghiệp cao su này, sau nhiều năm cũng đã xây dựng quy trình sản xuất tận dụng toàn bộ các phụ phẩm từ mủ cao su, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đảm bảo tiêu chí sản phẩm bền vững, phù hợp với thị trường.
Dù có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với xu hướng xanh hóa toàn cầu, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi sản xuất xanh. Chưa kể hiện nay, trên 70% doanh nghiệp của Bình Dương nằm ngoài các Khu, cụm CN, khó khăn. Giải bài toán này, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp, trong đó có việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường xanh.
Bình Dương cũng đang đẩy mạnh triển khai đề án di dời các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp. Tập trung nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng năng lượng… góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh đến năm 2030./.
PHÒNG THỜI SỰ